Ý nghĩa về ngài Tiêu Diện đại sĩ và ngài Vi Đà hộ pháp trong các ngôi chùa
Hình tượng hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác
Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa Khuyến Thiện và Trừng Ác để Hộ trì Phật pháp, được tạc theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi. Để đi được đến bái đường thường phải đi lên một số bậc thềm.
Bạn đang xem: Hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác trong các ngôi chùa Việt
Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
Trong các ngôi chùa Việt, hai vị Hộ pháp ở nhà bái đường thường tạc to lớn hơn người thường, trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Tượng Khuyến thiện thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm.
Hàm ý Tứ đại Thiên vương hộ pháp thần của Phật giáo
Tượng ngài Hộ pháp Trừng ác thường được tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật. Tượng có nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến mọi cái ác xấu. Hình tượng Hộ Pháp trong đạo Phật có tên gọi đầy đủ là Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát. Đây là những Thiện Thần phát nguyện Hộ trì Phật pháp, những vị Thiện thần tự nguyện hỗ trợ đạo Phật.
Tại các chùa chiền, đạo tràng, tháp Phật, kinh điển, người thọ trì Kinh… các ngài Hộ pháp hiện lên với các hình tướng như: Thiện Thần, Chư Thiên, Thần Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thủ Hộ Già Lam… để ủng Hộ, không cho ma quỷ, những ngoại đạo không tốt và người xấu, có ác tâm xâm hại. Theo tài liệu của ngài Thái Hư Đại sư, thần Hộ Pháp Vi Đà là vị thần Kim Cang, tay cầm gậy Kim Cang, dùng oai lực để giúp đỡ Phật pháp.
Trong bộ “Nam sơn cảm thông lục” của thầy Đạo Tuyên có ghi lại rằng ở cõi trời Tứ Thiên Vương có ngài Thiên đại tướng quân tên là Vi Côn thường qua lại các châu để ủng Hộ Phật pháp. Vì không có tượng của vị thần này, nên người đời khi muốn tưởng niệm đã tạo ra tượng ngài Vi đà Thiên để thay thế. Với phái Mật Giáo thì thờ tượng một vị đại tướng tên Tán Chỉ làm Hộ pháp.
Xem thêm : ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN
Hình ảnh các ngài Hộ pháp thường thấy là to lớn, mặc áo giáp trụ, đầu đội mũ Thiên Tướng, tay cầm bảo kiếm, chày Kim Cang, bảo xử. Dân gian vẫn thường có câu: “To như ông Hộ Pháp” để nói lên dáng vẻ khổng lồ oai vệ của Ngài.
Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?
Trong các chùa miền Bắc, tượng Hộ Pháp thường thấy đứng hoặc ngồi trên lưng con sấu còn ở chùa miền Nam, các ngài thường đứng cưỡi rồng cưỡi mây. Một điều có thể dễ nhận thấy là các chùa theo phái Phật Giáo nam tông và Khất sỹ Việt Nam không thờ tượng Hộ Pháp.
Trong những ngôi chùa theo dòng phái Bắc Tông thường thờ tượng hai vị thần: Thiện thần và Ác thần. Thiện thần: vị thần khuyến khích làm điều Thiện, ủng Hộ chốn già lam, người thọ trì kinh. Ác thần: vị thần phạt ác, bắt phạt trừng trị những người có ác tâm phá hoại Phật pháp, những người tu hành. Thực tế trong kinh điển Phật Giáo chỉ nhắc đến một vị Hộ Pháp vi đà nhưng trong các chùa lại thờ hai tượng, nguyên nhân là do đâu?
Khuyến thiện trừng ác cần xuất phát từ trong tâm
Việc thờ hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác để thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác vẫn thường tồn tại trong cuộc sống thường ngày. Có thể nói đây là một hình thức giáo dục con người sâu sắc, khuyên răn mỗi người nên ăn hiền ở lành, không được có dã tâm, làm hại người khác, khiến ai đó đau khổ.
Những người làm việc lành sẽ được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt khiển trách. Quan điểm đó mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người sống tốt, thiện tâm. Ngoài ra, theo lời Đức Phật, không chỉ có chư thiên mới là Hộ Pháp mà tất cả mọi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp, trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện trường tồn ở thế gian, làm lợi cho chúng sinh đều được coi là Hộ Pháp.
Quả báo cho hành động phá hoại tượng Phật 1700 tuổi
Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ ông thiện đủ rồi, tại sao lại thờ ông ác? Nhưng hình tượng ông thiện ông ác, mang một ý nghĩa thâm trầm, cao siêu hơn. Bởi vì lòng từ bi trong nhà Phật lúc nào cũng muốn đem lại sự an vui lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
Xem thêm : 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đồng loạt hạ lãi suất
Nhưng vì trình độ chúng sinh không giống nhau, nên các phương tiện hóa độ của chư Phật, Bồ tát cũng khác nhau. Có người dùng lời hiền hòa, cử chỉ thương yêu chỉ dạy họ liền cảm mến nghe theo. Có người ngang bướng thì dùng lời hiền hòa không thể cảm hóa, buộc lòng phải có thái độ dường như ác dữ mới chuyển được họ.
Người dùng lời hiền hòa chỉ bảo dạy dỗ chúng ta, nhà Phật gọi là thiện hữu tri thức. Ngược lại những người rầy rà mắng chửi chúng ta, nhà Phật gọi là ác tri thức hay còn gọi “hạnh từ bi thuận”, “hạnh từ bi nghịch”. Nghe nói ác là mình không ưa, điều này hầu hết Phật tử đều nhìn nhận như vậy.
Nhưng nhà Phật không nghĩ thế. Bởi vì với người tu nhất là tu Phật, chúng ta không nên nhìn một mặt, mà phải nhìn thấu suốt toàn diện. Khi gặp khó khăn, những lúc thối chí, chúng ta phải nhờ thiện hữu tri thức hiền lành an ủi nhắc nhở, mới cố gắng vươn lên được. Nhưng khi tu hành an ổn, tự thấy như mình đạt đạo tới nơi thì tâm sinh kiêu mạn, tự hào.
Trong trường hợp này nếu không có cơ hội cảnh tỉnh thì chúng ta rất khó thức tỉnh, cho nên phải có ác tri thức thử thách để hỗ trợ. Ví dụ như chúng ta nguyện tu hạnh nhẫn nhục. Nếu ai cũng quí kính, tán thưởng thì mình thấy như thành công tới nơi rồi.
Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp
Nhưng thật tình không có gì để làm bằng chứng rằng ta đã thực hành hạnh nhẫn nhục. Hôm nào bất thần có người đến chửi mắng, lúc đó mình ra sao? Chắc ta nghĩ người chửi mắng kia là kẻ ác muốn phá hoại sự tu hành của mình. Nghĩ như vậy là nhìn có một mặt. Chính cơ hội bị chửi mắng chúng ta mới thấy mình còn nóng giận, bực tức không? Bị chửi mắng mà còn nóng giận, bực tức thì hạnh nhẫn nhục chưa thực hành được. Nếu người yếu hèn nhút nhát bị chửi mắng dễ thối lui.
Còn người thấy rõ kẻ chửi mắng là ác tri thức, là người cảnh tỉnh để ta đừng mắc bệnh tự mãn. Nhờ chửi mắng nên mình thấy được mình. Nếu còn dở thì cố gắng tu thêm, nếu an nhẫn được trước sự chửi mắng, lòng vẫn thản nhiên tự tại thì mừng hạnh nhẫn nhục đã thành công.
Như vậy người chửi mắng là vị giám khảo của chúng ta. Nhờ ông mà ta biết mình đậu hay rớt. Thế thì đó là người ân hay là kẻ oán? Người chửi mắng cho mình tiến lên, đạt được sở nguyện tu hành là người ân, chớ đâu phải kẻ oán. Một bên an ủi vỗ về khích lệ chúng ta tiến tu. Một bên chửi mắng làm nhục mình mà ta vẫn tự tại.
>Xem thêm video: Tự tại trước khen chê:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp