Hiện nay, tỷ lệ ung thư cổ tử cung HPV được đánh giá ngày càng tăng, để phòng tránh chỉ có thể tiêm vaccine phòng tránh. Độ tuổi tiêm HPV là thắc mắc chung của không ít các chị em có nhu cầu tiêm phòng. Ngoài độ tuổi được khuyến cáo nên tiêm thì các chị em vẫn có thể tiêm phòng bình thường. Để biết chi tiết hơn về độ tuổi tiêm HPV, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Độ tuổi tiêm phòng vaccine HPV là bao nhiêu?
Hiện nay, tiêm phòng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh virus HPV, giảm thiểu nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để thuốc đạt được hiệu quả cao, cần tuân thủ những quy tắc khi tiêm. Độ tuổi được khuyến cáo tiêm là một trong những vấn đề quan trọng cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của thuốc.
Bạn đang xem: Độ Tuổi Tiêm HPV là gì? 27, 28, 29, 30, 40 Tuổi Nên Tiêm Không?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, độ tuổi thích hợp để tiêm HPV là từ 9-26 tuổi, cơ thể càng được tiêm HPV càng sớm thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung càng thấp. Nếu như có đủ điều kiện thì những gia đình có bé gái nên cho con tiêm đủ 3 mũi trong khoảng 11-13 tuổi. Không chỉ riêng nữ giới mà HPV cho nam giới cũng nên tiêm phòng để hạn chế bệnh lây nhiễm.
Một số phụ huynh lo ngại rằng con mình 9 tuổi tiêm phòng có quá sớm hay không? Tuy nhiên, mọi khuyến cáo đều có những căn cứ đã được chứng minh. Ngày nay, các bé gái có xu hướng dậy thì sớm hơn so với trước đây. Sau khi dậy thì, các bé có thể tiêm vaccine mà không cần lo ngại ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Hơn nữa, đây là độ tuổi các bé chưa quan hệ tình dục, tỷ lệ nhiễm phải virus HPV thấp nên có thể phòng chống được virus cao hơn so với những đối tượng khác.
Theo như nghiên cứu, vaccine HPV có thể tồn tại trong cơ thể người và phát huy tác dụng chống virus HPV trong khoảng 30 năm hoặc cũng có thể hơn. Vì vậy, nếu như tiêm phòng sớm cơ thể vẫn được phòng tránh sau 30 năm.
Ngoài độ tuổi khuyến cáo có tiêm HPV được không?
Một số trường hợp sau 26 tuổi mới biết tới vaccine HPV và có nhu cầu muốn tiêm phòng. Theo như khuyến cáo từ Bộ Y tế, ngoài 26 tuổi vẫn có thể tiêm phòng như thông thường, tuy nhiên hiệu quả của thuốc sẽ không cao như độ tuổi được khuyến cáo nên tiêm.
Xem thêm : Hà Nội triển khai thêm 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe
Nếu như ngoài độ tuổi được khuyến cáo nên tiêm, trước khi tiêm phòng bạn nên tiến hành khám tổng thể và làm xét nghiệm HPV để kiểm tra cơ thể đã nhiễm virus HPV hay chưa, cơ thể có mẫn cảm với thành phần nào có trong vaccine hay không. Nếu như đủ điều kiện để tiêm, bạn nên tiêm đúng thời gian và liệu trình của thuốc để giữ được tối đa hiệu quả mà thuốc mang lại.
26, 27, 28, 29 tuổi có nên tiêm phòng HPV không?
Theo như nghiên cứu thu thập được, phụ nữ từ 26 đến 29 (ngoài phụ nữ đang mang thai, đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch, đang mắc ung thư) thì vẫn nên tiêm phòng HPV vì thuốc vẫn có hiệu quả phòng chống virus HPV. Nên tiêm đủ 3 mũi và thực hiện đúng lịch tiêm để vaccine đảm bảo được hiệu quả cao nhất.
30 tuổi còn tiêm HPV được không?
Ở độ tuổi 30 vẫn còn có thể tiêm HPV, thậm chí vẫn được các bác sĩ khuyên nên tiêm để bảo vệ cơ thể. Mặc dù không đạt được hiệu quả cao như đối tượng 9-26 tuổi tiêm. Tuy nhiên, với cơ chế phòng tránh được hơn 40 chủng virus thường gặp thì với những người 30 tuổi vẫn có thể kháng được một số chủng virus nếu được tiêm phòng.
Sau khi tiêm phòng, những người ở độ tuổi này nên khám phụ khoa và sàng lọc ung thư định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Đây cũng là độ tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung nếu như không có biện pháp bảo vệ sức khỏe. Để tình trạng ung thư diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và tính mạng người bệnh.
Xem thêm : Kon Tum có bao nhiêu huyện, xã, thành phố?
40 tuổi có tiêm phòng vaccine HPV được không?
Các chị em phụ nữ 40 tuổi có nhu cầu muốn tiêm vaccine HPV để bảo vệ bản thân vẫn có thể tiêm được và thuốc vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả khi tiêm ở độ tuổi này được đánh giá là rất thấp. Vì vậy nếu như có nhu cầu muốn tiêm, bắt buộc cần khám sàng lọc sức khỏe và hỏi trước ý kiến của bác sĩ để tránh cơ thể dị ứng với thành phần của thuốc.
Những trường hợp 40 tuổi hầu hết đã từng quan hệ tình dục, nguy cơ nhiễm virus HPV là rất cao. Vaccine HPV chỉ có tác dụng chống lại những chủng virus chưa xâm nhập vào bên trong cơ thể, không có tác dụng loại bỏ hay điều trị những biến chứng mà virus HPV để lại. Vì vậy, độ tuổi này cần cân nhắc để tiêm HPV.
Tiêm phòng vaccine HPV không thể ngăn chặn 100% virus HPV nên nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung là vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bên cạnh tiêm vaccine HPV thì các chị em nên giữ cho mình thói quen sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày nâng cao sức đề kháng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo cho cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và xét nghiệm HPV để có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung tốt nhất.
Ngoài ra, các chị em cũng nên sàng lọc ung thư định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe, có thể sớm phát hiện ra ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, có cơ hội cao chữa trị khỏi bệnh.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu như được tiêm phòng đầy đủ đúng theo độ tuổi khuyến cáo, nguy cơ mắc bệnh là rất thấp. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được độ tuổi tiêm HPV và tiến hành tiêm sớm nhất có thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp