Đời Đá Vàng

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video 6 cặp phạm trù trong triết học

I/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua sáu cặp phạm trù cơ bản:

1) Cái chung và cái riêng 2) Bản chất và hiện tượng 3) Nội dung và hình thức 4) Nguyên nhân và kết quả 5) Khả năng và hiện thực 6) Tất nhiên và ngẫu nhiên

Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó dựa vào 3 tính chất cơ bản (tính khách quan, tính phổ biến và tínhđa dạng, phong phú) theo không gian và thời gian cụ thể.

II/ Nguyên lý về sự phát triển: là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản:

1) Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển 2) Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển 3) Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Biện chứng là một phương pháp lý luận, một lý thuyết cho rằng một cái gì đó – cụ thể hơn, tư duy con người – phát triển theo một cách thức được đặc trưng bởi cái gọi là ba đoạn:

Chính đề: đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một “chính đề”; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, do là các sự vật tồn tại trên trời đất nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu.

Phản đề: ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, nó nhằm phản lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó, ở một vài khía cạnh nhất định, nó vượt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gằng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai.

– và Hợp đề: giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt được lại trở nên thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn. Trong trường hợp này, mặt đối lập sẽ lại nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt được có thể được mô tả như là một chính đề mới, cái chính đề tạo ra được một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ thứ ba khi một hợp đề thứ hai đạt được.