Câu hỏi:
Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
- Bà bầu sốt nhẹ về chiều nguyên nhân do đâu? Cách hạ sốt hiệu quả
- Chiều Cao Trung Bình Của Người Trung Quốc Và Cách Tăng Chiều Cao Của Họ!
- 1 hũ sữa chua không đường bao nhiêu calo? Ăn mỗi ngày có tốt không?
- Những người tuyệt đối không ăn giá đỗ vì cực độc
- Bản quyền Youtube: Cập nhật “tất tần tật” những thông tin mới nhất 2024
A.Đinh Toàn
B.Thái hậu Dương Vân Nga
C.Lê Hoàn
D.Đinh Liễn
Đáp án đúng C.
Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn, Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
Hoàn cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống
– Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
– Nhà Tống suy yếu
Xem thêm : Người mắc cúm A có nên truyền nước không?
Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.
Diễn biến
– Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
– Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
Lê Hoàn được cử làm phụ chính dưới thời Đinh. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống các tướng lĩnh đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua chỉ huy cuộc kháng chiến.
Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) tại làng Trung Lập, Châu Ái (nay làng này thuộc Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Thuở nhỏ, vì gia đình nghèo, Lê Hoàn đi ở và làm con nuôi. Sau đó, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn Mười hai sứ quân.
Nhờ có tài, lại được Đinh Bộ Lĩnh tin tưởng, ông thăng tiến rất nhanh. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn giữ chức Thập Đạo Tướng quân, tức là chức võ quan cao nhất lúc bấy giờ.
– Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
Xem thêm : Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có bán được không?
– Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Kết quả:
– Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
– Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
Nguyên nhân thắng lợi:
– Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
– Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
Ý nghĩa:
– Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
– Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp