Người mắc cúm A có nên truyền nước không?

Sau khi tiếp xúc với virus cúm A người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn… Nhiều người thường nghĩ truyền nước sẽ giúp cải thiện và nhanh chóng khỏi bệnh. Điều này có thực sự khả thi, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu người mắc cúm A có nên truyền nước không?

Tổng quan về dịch truyền nước

Dịch truyền nước là một loại dịch có thể giúp cơ thể người bệnh được phục hồi một cách nhanh chóng, hạn chế tình trạng mất nước, mất chất điện giải khi mắc bệnh. Ngày nay, có một số loại dịch truyền nước còn chứa các chất dinh dưỡng như acid amin, khoáng chất và vitamin có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, giải độc và giúp kháng khuẩn.

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại dịch truyền phổ biến:

  • Dung dịch Glucose (5% hoặc 10%).
  • Dung dịch nước muối ( hàm lượng NaCl là 9/1000).
  • Dung dịch tổng hợp chất điện giải.

Mặc dù việc truyền nước đem lại những cải thiện tích cực cho người bệnh nhưng không vì thế mà lạm dụng quá mức phương pháp này. Nếu không tham khảo ý kiến của bác sĩ, truyền nước biển không chỉ không khỏi bệnh mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến tình mạng của người bệnh.

Người mắc Cúm A có nên truyền nước không? 1Tổng quan về các loại dịch truyền nước

Người bị cúm A có nên truyền nước không?

Cúm A được các chuyên gia đánh giá là một căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai.

Bệnh bao gồm các biểu hiện như: Chóng mặt, sốt, mệt mỏi, chán ăn… Điều này khiến cho tình trạng sức khỏe bệnh nhân ngày càng sa sút khó có thể sinh hoạt như bình thường. Và vì thế mà nhiều người nghĩ truyền nước vào thời điểm này sẽ giúp bệnh nhanh chóng cải thiện hơn.

Nhưng theo nghiên cứu của các nhà y tế, người bị cúm A, không được truyền muối, đường và các chất điện giải vào trong cơ thể. Bởi vì chúng có thể gây một áp lực lớn lên vùng sọ não, gây tăng phù não khiến bệnh trở nên nặng hơn. Và cho đến này, vẫn chưa có một xác nhận y tế nào xác định rõ tác dụng truyền dịch trong việc hạ sốt và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bị cúm. Truyền nước chỉ nên áp dụng cho trường hợp bị sốt xuất huyết hoặc nôn mửa liên tục, lúc này bệnh nhân mới có chỉ định nên truyền nước và thực thiện các thao tác truyền nước cần được những y bác sĩ có chuyên môn quan sát và theo dõi. Người bệnh không nên tự ý mua nước biển và truyền tại nhà. Hoặc nếu nghi ngờ nguy cơ mắc cúm A người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhanh nhất.

Người mắc Cúm A có nên truyền nước không? 2Người bị cúm A có nên truyền nước không?

Cách chăm sóc người bị cúm A

Bên dưới là một số cách chăm sóc người bệnh cúm A bạn có thể tham khảo.

Cách ly người bệnh

  • Người bị cúm A nên nghỉ ngơi và được cách ly tối thiểu là 7 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh cho đến 1 ngày sau khi triệu chứng biến mất.
  • Mọi sinh hoạt của người bệnh nên thực hiện riêng biệt, để phòng tránh lây lan. Nơi ở của bệnh nhân nên là nơi thoáng đãng, có ánh sáng tự nhiên.
  • Người bệnh nên hạn chế ra ngoài và phải đeo khẩu trang khi thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Nên rửa tay và sát khuẩn sau khi tiếp xúc với các bề mặt như bàn, ghế, tay nắm cửa…
  • Người bệnh không nên tiếp xúc gần với người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Do đây là những đối tượng rất dễ bị virus xâm nhập khi tiếp xúc.
  • Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, vitamin C từ các loại nước ép, trái cây… Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc có khả năng kháng lại virus.
  • Nên duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày, sinh hoạt đúng giờ giấc và giữ ấm cơ thể.
Người mắc Cúm A có nên truyền nước không? 3Người bị cúm A nên nghỉ ngơi và được cách ly

Xử lý đồ dùng của người bệnh

  • Các đồ dùng của người bệnh sau khi sử dụng cần sát khuẩn và vệ sinh sạch sẽ.
  • Thường xuyên lau dọn phòng ốc, nơi bệnh nhân sử dụng.
  • Tuyệt đối không tái sử dụng các đồ vật như bàn chải đánh răng, khẩu trang… Chỉ nên sử dụng một lần rồi bỏ ngay ngắn vào túi bóng và đổ rác mỗi ngày.
  • Những vật dụng ăn uống của bệnh nhân cũng nên được sát khuẩn thường xuyên.
  • Nếu trong trường hợp sử dụng nhà vệ sinh chung với người bệnh thì phải dọn dẹp, chùi rửa bằng dung dịch sát khuẩn để hạn chế sự tồn tại của vi khuẩn.

Vậy cúm a có nên truyền nước không? Có thể thấy, việc truyền nước biển cho bệnh nhân bị cúm A là hoàn toàn không khả thi. Nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh bạn cần làm theo những chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc và truyền nước tại nhà. Đối với người nhà bệnh nhân nên có các biện pháp phòng tránh và cách ly ngay từ đầu để hạn chế tối đa việc lây lan bệnh.

Xem thêm: Cách phòng Cúm A cho trẻ