Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, khiến vạn quân nhà Minh khiếp sợ?

Nhà Minh (Trung Hoa)

Giữa năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của cha con Hồ Quý Ly hoàn toàn thất bại. Mượn danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, triều Minh vờ hạ chiếu tìm con cháu nhà Trần lập làm vua, nhưng ngay sau đó tuyên bố “họ Trần không còn người nào có thể kế thừa được”.Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Bấy giờ, họ Hồ cướp nhà Trần, rồi quân Minh xâm lược nước Nam, chia cắt nước ta thành quận huyện, bắt nhân dân ta làm tôi tớ, luật pháp phiền hà khắc nghiệt, thuế má lao dịch nặng nề. Đối với những người hào kiệt trong nước, chúng phần nhiều vờ trao cho quan trước rồi đem về an trí ở phương Bắc”.Trước tình hình đó, sĩ phu, nhân dân cả nước từ miền ngược tới miền xuôi đồng loạt đấu tranh. Các tôn thất nhà Trần tìm cách tập hợp lại, nổi dậy chống ách đô hộ của quân Minh. Tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (con thứ của vua Trần Nghệ Tông) vào năm 1407 ở Yên Mô (Ninh Bình) và Trần Quý Khoáng (cháu Trần Nghệ Tông) vào năm 1409. Sử cũ gọi đây là “nhà Hậu Trần”. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa này diễn ra lẻ tẻ, không duy trì được lâu dẫn đến bị dẹp một cách tàn khốc.Năm 1414, tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh hoàn thành xong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, phong trào đấu tranh của nhân dân Đại Việt tạm lắng xuống. Nhà Minh bắt đầu cai trị Đại Việt rất khắc nghiệt khiến người dân oán hận. Từ năm 1417, phong trào khởi nghĩa của nhân dân lại trỗi dậy mạnh mẽ.Ngày 7/2/1418, Lê Lợi ở trấn Thanh Hóa dựng cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (nay thuộc Thọ Xuân, Thanh Hóa). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, “Lê Lợi ẩn náu chốn núi rừng, dụng tâm nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân chúng lưu ly, hăng háo dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn”.