AI ĐÃ PHÁT MINH RA BÀI TẬP VỀ NHÀ? NỖI SỢ CỦA HỌC SINH

Chắc chắn rằng ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường thì không còn xa lạ với cụm từ “bài tập về nhà”. Tuy vậy từ xưa cho đến ngày nay khi nhắc đến bài tập về nhà đó vẫn là điều gì đấy gây ám ảnh cho học sinh. Vậy ai đã phát minh ra bài tập về nhà-người đem “nỗi sợ đến cho học sinh” đây?

1. Nguồn gốc của bài tập về nhà

“Bài tập về nhà” một khái niệm tưởng quen mà lạ. Phần dưới đây sẽ giúp bạn biết được nguồn gốc của khái niệm này.

1.1 Lý do có bài tập về nhà

Có thể bạn chưa biết bài tập về nhà được lấy ý tưởng như một hình phạt dành cho học sinh. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn khác thì cho rằng, bài tập về nhà là cách thức để giáo viên kết nối với học sinh.

1.2 Tác dụng của bài tập về nhà

Việc làm bài tập về nhà giúp học sinh có thời gian tìm hiểu bài trước để dễ dàng tiếp cần kiến thức mới vào buổi giảng bài hôm sau. Đồng thời, làm bài tập về nhà cũng là thời gian để học sinh nghiền ngẫm lại kiến thức mới tiếp thu.

Cụ thể, bài tập về nhà giúp học sinh có thể củng cố được kiến thức học trên lớp và ghi nhớ chúng lâu hơn.

2. Người tạo ra nỗi sợ mang tên “bài tập về nhà”

Làm bài tập về nhà suốt quãng đời học sinh đã bao giờ bạn thắc mắc ai đã phát minh ra bài tập về nhà hay chưa?

2.1 Bài tập về nhà được tạo ra bởi ai?

Theo một số nguồn đáng tin cậy thì Roberto Nevilis – 1 giáo viên người Ý là người phát minh ra bài tập về nhà. Cụ thể, ông nghĩ ra ý tưởng “bài tập về nhà” vào năm 1905 như một hình phạt dành cho học sinh.

2.2 Vai trò của bài tập về nhà

Bài tập về nhà như cầu nối giữa giáo viên và học sinh, nó kéo gần khoảng cách giữa hai bên. Việc làm bài về nhà cho phép bạn có thời gian tự rèn luyện tư duy và chuẩn bị kỹ càng ở nhà.

Nếu bạn chưa biết cách làm phần nào hoặc còn thắc mắc ở đâu thì có thể hỏi lại giáo viên vào buổi học hôm sau. Rõ ràng việc làm bài tập về nhà là bắt buộc nhưng lại vô tình khiến bạn tiếp thu kiến thức rõ nét nhất.

3. Bài tập về nhà có thật sự cần thiết không?

Câu trả lời chắc chắn là có vì rõ ràng chúng đem lại những giá trị to lớn sau đây.

3.1 Ngăn chặn sự lãng quên kiến thức

Bạn biết đấy, trong suốt quá trình theo học tại trường, kiến thức được tiếp thu ngày càng nhiều. Chính vì thế sẽ dễ xảy ra tình trạng loãng kiến thức. Những kiến thức nạp vào từ trước dễ bị lược bỏ khỏi miền trí nhớ và về lâu sẽ bị quên hoàn toàn. Để tình trạng này không xảy ra chúng ta cần làm bài tập về nhà để rèn luyện.

3.2 Rèn luyện trí nhớ

Các khái niệm khoa học thì khô khan và khó nhớ. Vì thế chúng cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để in dấu trong bộ não chúng ta. Bài tập về nhà đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

3.3 Phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo

Việc tự học ở nhà, cụ thể là làm bài tập về nhà cũng là một cách hiệu quả giúp củng cố cũng như phát triển năng khiếu cá nhân. Đồng thời đó cũng là thời gian để bạn phát huy khả năng sáng tạo của mình trong học tập.

4. Mặt trái của bài tập về nhà ít ai biết

Dù có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn có một số bộ phận vẫn thắc mắc liệu bài tập về nhà có thật sự cần thiết? Khi nó “cướp đi” phần lớn thời gian chơi cũng như thời gian thực hiện các hoạt động ngoại khóa khác.

4.1 Những điều tiêu cực của bài tập về nhà

Rõ ràng chúng ta đều thấy, chăm chỉ làm bài về nhà sẽ có nhiều lợi ích như củng cố kiến thức, rèn luyện trí nhớ,… Nhưng chính vì có quá nhiều mặt lợi như thế đôi khi những đứa trẻ sẽ phải chịu áp lực rất nhiều.

Nói như thế vì trẻ nhỏ sẽ bị áp lực từ gia đình khi bố mẹ ép con học quá nhiều dù mục đích là muốn tốt cho con. Hay thầy cô lại tạo ra quá nhiều tiêu chí yêu cầu học sinh phải làm theo.

Và áp lực từ nhiều phía như thế đè nặng lên tâm trí những em học sinh. Khiến chúng phải căng thẳng làm bài tập nhiều giờ mà bỏ quên các hoạt động ngoại khóa cải thiện kỹ năng mềm ngoài kìa.

4.2 Ví dụ tiêu cực của việc làm bài tập về nhà

Vào tháng 3/2015, một trường học ở Mỹ cấm hoàn toàn các bài tập ở trường, yêu cầu trẻ em chơi ngoài trời. Hiệu trưởng lúc bấy giờ ô Jane Hsu cho rằng hành động này diễn ra vì những tác động tiêu cực của bài tập về nhà đã được chứng minh.

Họ cảm thấy sự ảnh hưởng này là cảm giác thất vọng và kiệt sức ở học sinh. Ông Hsu cho rằng việc làm bài tập về nhà thì khiến học sinh mất hứng thú để học nội dung mới.

Nhà nghiên cứu Harris Cooper, người đã xem xét 180 nghiên cứu về cùng nội dung đã đi đến kết luận: “Không có bằng chứng nào cho thấy bài tập về nhà cải thiện hiệu suất học của học sinh”

5. Lời kết

Như vậy, dù có những ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận những mặt lợi mà bài tập về nhà đem lại. Tuy nhiên, nó chỉ thật sự đúng và có nghĩa khi diễn ra trong thời gian biểu phù hợp.

Và đó là một số thông tin xoay quanh chủ đề Ai đã phát minh ra bài tập về nhà”. Bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do đó, mọi người đừng quên để lại ý kiến đóng góp cá nhân xuống phía dưới nhé.