Categories: Tổng hợp

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Published by

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế. Trong luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý chí chủ quyền của nhân dân.

Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Như vậy, các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền. Sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyền phải gắn với những giới hạn cần thiết. Sự giới hạn chủ quyền đó có thể do quốc gia tự xác định hoặc được xác định bằng những thoả thuận quốc tế của quốc gia với các chủ thể khác của luật quốc tế.

Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo. Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” (khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại. Nó được ghi nhân trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế.

Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:

a. Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;

b. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ;

c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác;

d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch;

e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá của mình;

g. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hoà bình cùng các quốc gia khác.

Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền mỗi quốc gia đều có các quyền chủ quyền bình đẳng sau:

a. Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thể về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá;

b. Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình;

c. Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau;

d. Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan;

e. Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác;

g. Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác.

Ngày nay, quá trình quốc tế hoá đời sống xã hội, sự hội nhập khu vực và sự hội nhập toàn cầu đã xuất hiện nhiều tổ chức quốc tế phổ cập và khu vực. Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc phối hợp hoạt động hợp tác của các quốc gia thành viên. Khi tham gia tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế một số thẩm quyền thuộc chủ quyền của mình. Sự trao quyền này không có nghĩa là quốc gia bị hạn chế chủ quyền. Quốc gia khi tự nguyện tham gia tổ chức quốc tế, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên, chịu sự chi phối nhất định của tổ chức quốc tế. Các hoạt động đó phải được hiểu là quốc gia đã triển khai thực hiện chủ quyền của mình (như việc ký kết điều lệ (điều ước quốc tế) và tham gia vào các hoạt động của tổ chức quốc tế). Đồng thời, trong suốt thời gian tham gia tổ chức quốc tế, quốc gia luôn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của chính tổ chức quốc tế đó. Việc quốc gia tham gia vào đời sống quốc tế và việc ngày càng nhiều những vấn đề quốc gia đặt dưới sự điều chỉnh quốc tế là nhu cầu của sự hợp tác quốc tế. Chủ quyền không làm cho quốc gia tách biệt hoàn toàn với Cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở để trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ổn định, hội nhập và tiến bộ.

Hình minh họa. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực

Quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Tất cả các nưc thành viên Liên hợp quốc trong quan hquốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng lực chống lại sự toàn vn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mc đích kc không phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc. Theo quy định nêu trên thì việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế.

Sau này, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong Hiến chương đã được cụ thể hoá trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970); Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược, Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu; Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế và một số văn kiện của phong trào không liên kết, tổ chức ASEAN…

Hiến chương Liên hợp quốc không chỉ cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn cấm cả sự cưỡng bức phi vũ trang nhưng khoản 4 Điều 2 Hiến chương nhấn mạnh trước tiên đến việc cấm sử dụng lực lượng vũ trang.

Định ước Henrinki năm 1975 quy định, các quốc gia tham gia sẽ khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”. Như vậy, khái niệm vũ lực theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang khác.

Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trước tiện nghiêm cấm chiến tranh xâm lược. Theo Định nghĩa xâm lược năm 1974, việc một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang trước tiên được coi là hành động gây chiến tranh xâm lược, là tội ác quốc tế, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia và trách nhiệm hình sự quốc tế của các tội phạm chiến tranh.

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, luật quốc tế đã đặc biệt nhấn mạnh tới nghĩa vụ của các quốc gia phải khước từ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, biên giới của quốc gia khác, Nội dung của nguyên tắc này bao gồm:

– Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;

– Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;

– Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chồng quốc gia thứ ba;

– Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;

– Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuệ để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.

Hiến chương Liên hợp quốc tuy không quy định cụ thể các biện pháp vũ lực nào là bất hợp pháp nhưng lại quy định các biện pháp vũ lực hợp pháp để chống lại xâm lược, thực hiện quyền tự vệ nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia. Các điều từ 42 đến 47 và Điều 51 của Hiến chương quy định về những trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang hợp pháp còn các điều 41 và 50 thì lại quy định về những trường hợp sử dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang. Đó là những biện pháp như cắt đứt hoàn toàn hay một phần quan hệ kinh tế, giao thông đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu điện, bưu chính, điện đài, các phương tiện thông tin và cắt đứt quan hệ ngoại giao. Hiến chương Liên hợp quốc chỉ quy định hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vào mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc bị xâm lược (các điều từ 39 đến 42). Sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang chống lại quốc gia. Hiến chương (Điều 51) cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị (hành vi tự vệ phải tương xứng với hình thức tấn Công). Như vậy, quyền tự vệ vũ trang chỉ áp dụng khi có sự tấn công vũ trang của quốc gia khác.

Riêng đối với Hội đồng bảo an, Điều 42 Hiến chương quy định, tuỳ từng trường hợp nếu những biện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì Hội đồng bảo an có thể tiến hành các biện pháp cần thiết, như sử dụng lực lượng không quân, hải quân hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hoà bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong toả và tiến hành chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân.

3. Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này.

Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ấn, phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm cụ thể trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể không thể thống nhất được. Vì vậy, sự trái ngược nhau về quan điểm và quyền lợi đã đưa đến việc không thoả thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là sự va chạm xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị, kinh tế giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia và cả sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế ,

Trước Chiến tranh thế giới thứ II, luật quốc tế đã ghi nhận một số biện pháp giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế nhưng giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế thời kỳ đó chưa trở thành nguyên tắc của luật quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Hiến chương Liên hợp quốc (khoản 3 Điều 2) đã ghi nhận hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế, theo đó, tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định cụ thể các biện pháp hoà bình mà các thành viên Liên hợp quốc với tư cách là bên khá gia vào tranh chấp quốc tế cần lựa chọn để giải quyết. Theo Điều 33 Hiến chương thì “các bên tham gia tranh chấp quốc tế trước tiên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn”. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp hoà bình nói trên để giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia hay sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng.

Đàm phán trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên, dễ đi đến thoả thuận nhượng bộ lẫn nhau,

Cùng với sự phát triển các quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều đến biện pháp thông qua tổ chức khu vực, tổ chức phổ cập để giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó phải kể đến vai trò của các tổ chức khu vực như EU, ASEAN… và Liên hợp quốc.

4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ, của dân tộc khác được ghi nhận trong Hiến pháp của một số nước tư bản nhưng thời kỳ đó, về phương diện luật quốc tế, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ còn nhiều hạn chế, bởi vì luật quốc tế còn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực – “Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” và cho phép sử dụng các hình thức can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Khi tổ chức Liên hợp quốc ra đời, Hiến chương của tổ chức này đã mở rộng và cụ thể hoá nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ. Theo khoản 7 Điều 2 Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia o”. Nghĩa là không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.

Dưới tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Nghị quyết về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được thông qua năm 1965, với việc “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Nội dung của nguyên tắc này được phát triển đáng kể trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970.

Ngoài ra, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ còn được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố của Liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki về An ninh hợp tác châu Âu năm 1975, Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác.

Từ những quy định của các văn kiện pháp lý quốc tế có thể thấy công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia là các phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn bộ những hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến hành phù hợp với luật quốc gia cũng như luật quốc tế, chẳng hạn:

– Việc lựa chọn và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế – văn hoá – xã hội để phát triển đất nước,

– Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của nhà nước và thiết lập quan hệ hợp tác với các chủ thể luật quốc tế.

– Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Việc quản lý điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.

Song cần lưu ý rằng, ranh giới giữa Công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của một quốc gia và công việc có sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong nhiều trường hợp không hoàn toàn độc lập với nhau mà có sự đan xen nhất định, chẳng hạn, công việc tuy do quốc gia tiến hành nhưng thuộc diện được pháp luật quốc tế bảo hộ thì sự xác định chúng độc lập hoàn toàn với nhau là không thể có được, ví dụ, trong lĩnh vực nhân quyền, nhân đạo, kinh tế quốc tế, môi trường…

Về nguyên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia. Do đó, bất kỳ biện pháp nào mà các quốc gia hay tổ chức quốc tế sử dụng để cản trở chủ thể của luật quốc tế giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của mình đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ của nguyên tắc này là theo quy định của Chương VII Hiến chương, Liên hợp quốc có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp có đe dọa hoà bình hoặc hành động xâm lược. Như vậy, nếu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xác định một sự biến nào đó xảy ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà đe dọa hoà bình, an ninh quốc tế thì sự biến đó không còn thuần tuý là công việc nội bộ của quốc gia và hành động của Liên hợp quốc trong trường hợp này không được coi là sự can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia.

Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ bao gồm:

– Cẩm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe doạ can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia.

– Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

– Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác.

– Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác.

– Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá phù hợp với nguyện vọng của dân tộc.

5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

Trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia là những thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập, không chịu sự can thiệp của các chủ thể khác. Nhưng xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi lại đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia. Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hoà bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hoá. Theo Hiến chương, các quốc gia có nghĩa vụ “tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên phạm vi quốc tế cũng như “duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả”.

Nội dung nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau được quy định rõ trong hai điều 55 và S6 của Hiến chương. Đặc biệt, Điều 55 quy định hai nghĩa vụ của các quốc gia, thành viên Liên hợp quốc là nghĩa vụ hợp tác với nhau để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiến chương và nghĩa vụ hợp tác với tổ chức Liên hợp quốc để đạt được những mục đích kể trên. Đương nhiên, các hình thức và mức độ hợp tác tuỳ thuộc vào chính bản thân các quốc gia, tuỳ thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn sàng thích ứng của hệ thống pháp luật trong nước thực thi những nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia phải gánh vác.

Nghĩa vụ hợp tác còn thể hiện ở việc các quốc gia phải hành động phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa là các quốc gia phải thể hiện nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua sự hợp tác, phối hợp với nhau. Ngay cả các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương vì điều này cần thiết cho công cuộc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế 1970 lần đầu tiên đã quy định cụ thể nội dung của nguyên tắc này, bao gồm:

– Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

– Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc.

– Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.

– Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung hay riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương.

– Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hoá, giáo dục, phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Quyền này được thể

hiện nhột cách tập trung nhất trong nguyên tắc dân tộc tự quyế, dựa trên nền tảng chủ quyền dân tộc. Về phương diện pháp lý, chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong đời sống quốc tế, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, được ghi nhận tại các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Ngày nay, chủ quyền dân tộc được hiện thực hoá trong đời sống quốc tế thông qua quyền dân tộc cơ bản, là quyền vốn có của mỗi dân tộc, được luật quốc tế ghi nhận và bảo đảm thực hiện, bao gồm:

– Quyền được độc lập của dân tộc;

– Quyền bình đẳng với các dân tộc khác;

– Quyền tự quyết của dân tộc;

– Quyền được sống trong hoà bình, an ninh, phát triển bền vững;

– Quyền được định đoạt tài nguyên thiên nhiên.

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Như vậy, quyền dân tộc tự quyết là một trog những nội dung quan trọng của quyền dân tộc cơ bản nhưng trong điều kiện quan hệ quốc tế hiện nay, có sự mở rộng quan niệm về quyền dân tộc tự quyết so với khái niệm nêu trên. Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết trở thành nguyên tắc pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng như Tuyên bố về trao trả độc lập chi các nước và dân tộc thuộc địa năm 1960, hai công ước về các quyền dân sự chính trị, quyền kinh tế – xã hội – văn hoá năm 1966, Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970.

Trong Hiến chương Liên hợp quốc các quốc gia đã cam kết theo đuổi mục đích “phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết” (khoản 2 Điều 1). Mục đích này được cụ thể hoá trong nhiều điều khoản của Hiến chương. Ví dụ, Điều 55 đã gắn mục đích trên với nhiệm vụ nâng cao mức Sống, với việc giải quyết các vấn đề quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội, bảo vệ sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, tôn trọng các quyền con người v,v..

Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế khẳng định: “Việc thiết lập một nhà nước độc lập chquyền hay tự đo gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết vi quốc gia đó, cũng như vic thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tc tự quyết.

Như vậy, nguyên tác dân tộc tự quyết bao hàm nội dung chính sau đây:

– Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện;

– Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội;

– Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài;

– Quyền của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự.

– Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử văn hoá, tín ngưỡng, điều kiện địa lý…

Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và quốc gia khác tôn trọng.

7. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanka)

Nguyên tắc thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm, từ khi xuất hiện nhà nước và tồn tại dưới hình thức tập quán pháp lý quốc tế (Pacta Sunt Servanda). Ngày nay, nguyên tắc này được ghi nhận trong rất nhiều điều ước quốc tế song phương và địa phương.

Trong Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành viên “tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các ngun khác của luật quốc tế. Theo khoản 2 Điều 2 của Hiến chương thì “tất cả các thành viện Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.

Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế đã khẳng định tính phổ cập của nguyên tắc thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. Theo Công ước này thì “mỗi điều ước quốc tế viện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”.

Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 đã Iở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của nguyên tắc này. Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật quốc tế. Khi nghĩa vụ theo điều ước quốc tế trái với nghĩa vụ của thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương thì nghĩa vụ theo Hiến chương có giá trị ưu tiên.

Nguyên tắc thiện chí thực hiện cam kết quốc tế chỉ được áp dụng đối với các điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là đối với những điều ước được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng.

Bất kỳ một điều ước bất bình đẳng nào cũng xâm phạm chủ quyền quốc gia và Hiến chương Liên hợp quốc, bởi vì Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên. Tất cả các nước này đã cam kết gánh vác nghĩa vụ “phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và dân tộc tự quyết”.

This post was last modified on 01/05/2024 01:13

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago