Bình Tây Đại Nguyên Soái chính là người anh hùng dân tộc Trương Định. Với những đóng góp to lớn trong công cuộc chống thực dân Pháp bảo vệ đất nước, ông đã được nhân dân và đất nước ghi nhận, tưởng nhớ thông qua việc dựng tượng, lập đền thờ hay sử dụng tên Trương Định để đặt cho các con phố ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tiền Giang.
Để tìm hiểu chi tiết về Bình Tây Đại Nguyên Soái, cuộc khởi nghĩa mang đậm dấu ấn của ông cùng những điều ít người biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Định, mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Bình Tây Đại Nguyên Soái là ai? Điều ít ai biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái
Bình Tây Đại Nguyên Soái là Trương Định (1820-1864), hay còn được gọi là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông là một vị tướng quân của nhà Nguyễn, sinh ra và lớn lên ở phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (Nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).
Bình Tây Đại Nguyên Soái hay Trương Định sống ở quê hương miền Trung đầy nắng và gió cho đến năm 24 tuổi thì theo cha là Trương Cầm (Hữu Thủy vệ đời vua Thiệu Trị) đi vào miền Nam rồi kết hôn với con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Nay là Gò Công Đông).
Sau khi cha của Trương Định mất, ông đã ở lại quê vợ sinh sống. Năm 1854, để hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đã đem hết tài sản của mình đi để chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi đi khai hoang, lập đồn điền ở Gia Thuận. Với công lao đó, Trương Định đã được triều đình Huế phong chức Quản cơ đồn điền.
Ngay khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, Trương Định đã mang trong mình tư tưởng kháng Pháp, do đó ông đã được tập hợp một lực lượng và xây dựng các chiến lược để chống lại quân Pháp, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động để xây dựng nguồn lực lâu dài. Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã lấy người vợ hai là bà Trần Thị Sanh, là chính là chị em con cô con cậu với Từ Dũ Thái Hậu.
Xem thêm : Top 23 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và tác dụng đối với sức khỏe
Tuy sinh ra và lớn lên ở Quảng Ngãi, nhưng tên tuổi cũng như công lao của ông lại được ghi dấu ở Gia Định. Tại nơi đây, Bình Tây Đại Nguyên Soái đã không tiếc công sức của mình để đứng lên chiến đấu chống lại phương Tây bằng cả sức mạnh và trái tim.
Sau khi ông qua đời vào ngày 20/8/1864 trong cuộc kháng chống Pháp, ông đã được vua Tự Đức truy tặng phẩm hàm và lập đền thờ tại quê nhà. Lăng mộ của Trương Định đã được người vợ thứ hai của ông dựng tại Gò Công – Tiền Giang.
Bên cạnh đó, để tưởng nhớ công lao và đóng góp của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định, nhân dân đã lập đền dựng tượng ông tại huyện Gò Công Đông. Ngày 19-20 tháng 8 âm lịch hằng năm cũng là ngày tưởng niệm của ông.
Hiện nay, cái tên Trương Định đã được sử dụng để đặt tên cho nhiều con phố ở TP. Hồ Chính Minh, Hà Nội hay Tiền Giang, như một cách để con cháu đời sau mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Để hưởng ứng phong trào chống Pháp cứu nước của dân tộc, đã có rất nhiều anh hùng đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Trong số đó, phải nhắc đến Bình Tây Đại Nguyên Soái với cuộc khởi nghĩa Trương Định (1859-1964), có quy mô lớn nhất và gây tổn thất nặng nề nhất cho thực dân Pháp.
Để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông với tổ quốc, năm 1871, vua Tự Đức đã lập đền thờ Trương Định tại Tư Cung – Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết một bài văn tế với hai bài thơ điếu Trương Định để ngợi ca về cuộc sống chiến đấu anh dũng và cái chết đáng trân trọng của ông.
Những điều ít người biết về Bình Tây Đại Nguyên Soái có thể kể đến mối lương duyên với Gò Công, hay việc ông từ chối sự ưu ái của triều đình để đấu tranh cùng nhân dân, chiến đấu cho miền Nam ruột thịt,…
Xem thêm : [REVIEW] Mặt nạ yến mạch sữa chua, sữa tươi, mật ong, bột nghệ trắng da, trị mụn
Người dân ở Gò Công, ngày ấy là không ai không biết tới Bình Tây Đại Nguyên Soái, ông nổi tiếng ở Gia Định với việc lấy hết tài sản và của cải để đi đánh bài tây. Sau đó còn kết hôn với người phụ nữ.
Đến năm 1854, ông cũng đã bỏ tiền của mình ra đi chiêu mộ binh lính và ngựa để khai khẩn đất hoang. Rồi lập đồn điền Gia Thuận, phát triển sản xuất cũng như quan tâm đến đời sống của người dân địa phương nơi đây.
Vào tháng 7/1862, sau khi ký hiệp ước, thực dân Pháp đã đã chia đảo Côn Lôn và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ bao gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Sau đó, triều đình Tự Đức đã bổ nhiệm Trương Định lên làm Lãnh binh tỉnh An Giang để loại bỏ các lực lượng chống Pháp, đồng thời ra lệnh cho ông dừng lại các cuộc bao vây.
Tuy nhiên, trước yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, Trương Định đã quyết tâm đứng về lợi ích của người dân, cùng họ đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp. Mặc dù lực lượng tham gia chiến đấu còn hạn chế, thế nhưng đội quân khởi nghĩa của Bình Tây Đại Nguyên Soái vẫn thu về được nhiều chiến công rực rỡ.
Trong tài liệu được Pháp ghi lại, Trương Định mất là do vết đạn bắn vào lưng. Trong lịch sử ghi chép của Việt Nam thì chỉ ghi ngày mất. Thế nhưng, vì nhân dân không muốn tin rằng người anh hùng của dân tộc đã chết trong một trận chiến nên đã dựng lại tư thế lẫm liệt, oai phong của ông trước khi mất.
Theo dân gian, sau khi Trương Định bị thương nặng, biết mình không thể qua khỏi, ông đã tự đâm kiếm vào bụng và tự sát.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cuộc đời và cuộc khởi nghĩa của Bình Tây Đại Nguyên Soái – Trương Định. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để phục vụ cho việc tìm hiểu và học tập.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/04/2024 21:59
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024