Một câu hỏi không hề mới, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm vai trò chính xác của từng thể loại phim, nói một cách tổng quan thì người ta thường dựa trên đặc tính kỹ thuật và loại hình trình chiều để xác định từng thể loại. Điều đó đúng nhưng chưa đủ và chưa thỏa mãn, vậy nên chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về các loại hình cũng như thể loại của từng sản phẩm nhé!
Bạn đang xem: Phim truyền hình là gì, Khái niệm về Phim Truyền hình
Phim Truyền hình là gì?
Phim truyền hình là một thể loại phim được sản xuất và dùng để phát sóng trên hệ thống Truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn phim riêng và nó phụ thuộc vào hệ thống truyền hình của từng quốc gia mà có những định dạng khung hình khác nhau. Thông thường các bộ phim truyền hình được sản xuất dưới 2 định dạng là NTSC và DV PAL và những năm gần đây hệ thống truyền hình bắt đầu triển khai những hệ thống phát hình với chuẩn hình ảnh có độ phân giải cao mà chúng ta quen gọi là HD (High – Definition).
Phim Truyền hình những ưu thế và hạn chế gì?
Ưu điểm
Quy trình tổ chức sản xuất Phim truyền hình và Phim Điện ảnh không có nhiều khác biệt về mặt tiền kỳ, nó cũng bao gồm các nhân sự cơ bản cần có của một đoàn làm phim. Nhưng ở khía cạnh hậu kỳ thì phim truyền hình có quy trình nhanh gọn và chi phí thấp hơn rất nhiều so với hậu kỳ phim điện ảnh.
Xem thêm : Nội dung chính Mùa xuân nho nhỏ chính xác nhất – Kết nối tri thức
Chính vì có chi phí thấp, nên hàng năm Phim truyền hình được sản xuất rất nhiều, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khán giả, phim truyền hình còn là mục tiêu chính để các nhà sản xuất thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh chóng và an toàn hơn so với Phim điện ảnh. Do vai trò ảnh hưởng của truyền hình trong đời sống của chúng ta ngày nay là rất lớn, khán giả không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, nên nghiễm nhiên Phim truyền hình khi được phát sóng đã được đón nhận một cách rộng rãi.
Nhược điểm
Điểm hạn chế đầu tiên của phim truyền hình là khung hình hẹp, độ nét, chiều sâu cũng như hiệu quả của âm thanh, hình ảnh phụ thuộc vào thiết bị thu phát, chính vì thế phim truyền hình bị hạn chế rất nhiều về tính nghệ thuật và thẩm mỹ so với phim Điện ảnh.
Điểm hạn chế thứ 2 là phim truyền hình được sản xuất đại trà giá thành rẻ, nên rất ít khi được đầu tư về mặt kịch bản, diễn viên nên nó rất dễ gây cho khán giả sự nhàm chán, bởi những nội dung câu chuyện không có tính đột biến.
Phim truyền hình dựa vào nguồn thu nào để tồn tại?
Khác với phim điện ảnh với ngồn thu khổng lồ từ phòng vé, Phim truyền hình tồn tại nhờ vào nguồn thu chính là từ quảng cáo của các doanh nghiệp và một phần từ kế hoạch đầu tư từ các Đài Truyền hình. Các đoạn quảng cáo này được chen vào trước, giữa và sau mỗi tập phim. Nguồn thu cao hay thấp dựa vào chỉ số Rating (một đơn vị tính dựa trên sự theo dõi của khán giả), cũng như thời điểm phát sóng của bộ phim, mà có các giá thành khác nhau cho môt đơn vị quảng cáo.
Quảng cáo Nguồn thu chính của Phim truyền Hình
Xem thêm : Tôm Khô Giá Bao Nhiêu 1kg? Tôm Khô Làm Món Gì Ngon?
Thoạt đầu mới nghe qua, chúng ta sẽ liên tưởng đến viễn cảnh tốt đẹp và an toàn khi đầu tư vào sản xuất Phim truyền hình, nhưng không phải lúc nào mùa xuân ấy cũng đầy hoa hồng, cũng có những bộ phim truyền hình thất bại thê thảm về mặt doanh thu. Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng đa phần là những bộ phim này thiếu gắn kết, kịch bản hời hợt hoặc Cover lại một sản phẩm đã thành danh trong quá khứ.
Phim truyền hình ngay nay được sản xuất theo phương thức nào?
Thông thường những bộ phim trước đây mỗi đài truyền hình lớn đều có một xưởng phim, họ sản xuất khép kín. Nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, truyền hình đã phủ sóng với tần xuất 24/365, nên khả năng tự cung tự cấp không còn thích hợp nữa. Chính vì thế các doanh nghiệp phim tư nhân bên ngoài đã có cơ hội tiếp cận và sản xuất theo đơn đặt hàng của các Nhà Đài. Doanh nghiệp bỏ vốn sản xuất và bán lại cho các Đài truyền hình và tùy theo tỉ lệ ăn chia.
Internet – Truyền hình của tương lai.
Cơ hội và thách thức cho phim truyền hình trong tương lai.
Thị trường phim truyền hình đang trở thành một mảnh đất cạnh tranh đầy khốc liệt, việc xuất hiện các sản phẩm giải trí cao cấp được đầu tư và sản xuất chuyên nghiệp cả về chất và lượng, đến từ các quốc gia khác. Nó đã trở thành một thách thức rất lớn cho những quốc gia còn kém phát triển như Việt nam. Chỉ có sự thay đổi tích cực về quan niệm và tư duy sản xuất mới có thể giúp các nhà làm phim truyền hình tồn tại và như thế những lợi ích đầu tiên sẽ là những khán giả.
Ban biên tập
(Sưu tầm từ kyxaodienanh.com)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp