Hiện nay, nhiều bệnh nhân u tuyến giáp quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc có thêm kiến thức về bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp cho bệnh nhân chủ động theo dõi sức khỏe và tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.
Hiểu rõ về bệnh u tuyến giáp
U tuyến giáp là tên gọi của hiện tượng xuất hiện những nốt/khối đặc hoặc lỏng được hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. Các khối u này không chỉ làm mất thẩm mỹ cho người mắc phải mà còn gây ra sự thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp.
Bạn đang xem: Chi tiết bài tư vấn
Các triệu chứng của u tuyến giáp thường không rõ ràng và khó chẩn đoán. Bệnh nhân có thể suy giảm cân nặng, mệt mỏi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ và giảm ham muốn tình dục do hormone tuyến giáp thay đổi dẫn đến sự mất cân bằng trong tốc độ trao đổi chất và sự thay đổi trong cảm giác của người bệnh.
Để chẩn đoán u tuyến giáp, bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone trong cơ thể và siêu âm để xem xét kích thước và hình dạng của u tuyến giáp. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp cho bệnh nhân và quan sát tình trạng của các tế bào này dưới kính hiển vi.
Để biết rõ về tình trạng bệnh lý của mình, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp, qua hotline 0911.858.626 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.
Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị u tuyến giáp
Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị u tuyến giáp bao gồm phẫu thuật để loại bỏ u, điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng phương pháp điều trị khác như nội soi.
Tuy nhiên, theo ThS. BS Đào Đức Phong – Nguyên phó trưởng khoa Nội tiết Bạch Mai – Trưởng khoa Nội tiết BVĐK Hồng Ngọc, để kiểm soát tốt tình trạng tuyến giáp tiết ra lượng hormone vừa phải, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiên quyết tránh xa những thực phẩm gây hại.
Nguyên nhân là do tuyến giáp rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể, đặc biệt i-ốt hay selen, gluten là các chất khiến cho lượng hormone tuyến giáp biến đổi bất thường. sự bất thường của hormone tuyến giáp sẽ làm ảnh hưởng đến hàng loạt quá trình trong cơ thể bao gồm quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì?
Nhận thức được vai trò của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh, nhiều người đặt ra băn khoăn về việc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì để bệnh không biến chứng nặng. Dưới đây là những thực phẩm mà ThS. BS Đào Đức Phong khuyến khích bệnh nhân bị u tuyến giáp lành tính nên hạn chế để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
Đậu nành
Đậu nành không được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp. Nguyên nhân là hàm lượng isoflavone có trong đậu nành có thể làm cản trở khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, theo đánh giá từ chuyên gia. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất hormone của tuyến giáp.
Vì vậy lời khuyên dành cho người mắc u tuyến giáp là cần tránh xa các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành hay nước tương,…
Thực phẩm chứa gluten
Xem thêm : Tin tức
Gluten được coi là “kẻ thù” của các bệnh lý tuyến giáp khi gây ra phản ứng miễn dịch tự động, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Chất này có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, bánh quy, bánh ngọt,…
Bên cạnh đó, có đến 10% dân số thế giới không dung nạp gluten vì chất này gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng…
Thực phẩm chế biến sẵn
Chất phụ gia và các calo xấu có trong thực phẩm chế biến làm cho khối u phát triển nhanh, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Do vậy, bệnh nhân u tuyến giáp đặc biệt cần tránh xa các loại đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán, sản phẩm đóng hộp được chế biến sẵn.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp, đồng thời làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp.
Vì vậy, bệnh nhân nên tránh xa các loại nội tạng như gan, lòng, tim… để quá trình điều trị bệnh không phải phải kéo dài.
Chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ không đợc khuyến khích đối với bệnh nhân u lành tuyến giáp. Nguyên nhân là do chất xơ ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể bệnh nhân, khiến cho quá trình điều trị bằng thuốc giảm đáng kể hiệu quả.
Để có được hiệu quả điều trị tốt, bệnh nhân nên hạn chế ăn quá nhiều các loại rau, quả có nhiều chất xơ, đặt biệt vào gần thời điểm uống thuốc. Không được loại bỏ hoàn toàn chất xơ khỏi chế độ ăn vì hoạt động tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Đường và các chất tạo ngọt
Bệnh nhân u tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng chuyển hóa trong cơ thể do lượng hormone thay đổi. Khi ăn quá nhiều đường hay các chất tạo ngọt thì cơ thể không thể chuyển hóa hoàn toàn đường thành năng lượng. Hệ quả là thừa đường, tăng cân và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tuyến giáp.
Bệnh nhân bị u tuyến giáp nên hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm có nhiều đường vì cơ thể không thể chuyển hóa hoàn toàn đường thành năng lượng, dẫn đến tình trạng tăng cân.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Xem thêm : Sinh ngày 16/10 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 16/10
Các chất thích như rượu bia và các loại đồ uống có gas luôn được xếp vào “danh sách đen” những loại đồ uống mà bất kỳ ai cũng cần tránh xa.
Đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp, những chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của tuyến giáp, gây rối loạn hoạt động sản xuất hormone và giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị.
Chế phẩm chứa canxi
Trường hợp bệnh nhân u tuyến giáp phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ lưu ý bệnh nhân tránh các sản phẩm chứa canxi (sữa, thuốc canxi,…) hoặc chỉ phải uống các chế phẩm chứa canxi cách xa thời điểm uống hormone tuyến giáp.
Trên thực tế, các sản phẩm này có khả năng cao cản trở sự hấp thu của thuốc.
Người mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì?
Để quá trình điều trị u tuyến giáp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng nên chú trọng một số loại thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu i-ốt
Việc bổ sung i-ốt vào khẩu phần ăn giúp hoạt động sản xuất hormon của tuyến giáp hiệu quả hơn, đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ bị u tuyến giáp, hạn chế sự phát triển của khối u.
Người bệnh có thể bổ sung i-ốt từ các thực phẩm như muối tinh, rong biển, sữa, trứng,… Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt với các bệnh nhân đang điều trị cường giáp hoặc vừa thực hiện trị liệu bằng i-ốt phóng xạ.
Các loại trái cây mọng nước
Nguồn vitamin dồi dào trong trái cây giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh bổ sung các loại trái cây tươi, mọng nước như táo, cam, kiwi,.. vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Cần lưu ý, bên cạnh việc quan tâm bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn y tế kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp