Categories: Tổng hợp

Sẹo lồi ăn tôm có được không?

Published by

Sẹo lồi dù không nguy hiểm đến tính mạng (do đây chỉ là một tổn thương lành tính), tuy nhiên đôi khi sẹo lồi gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Sẹo lồi khiến người bệnh mất tự tin khi chúng hiện diện ở những vùng da dễ thấy, như trên mặt, hay cánh tay, gây mất thẩm mỹ và góp phần khiến người bệnh trở nên tự ti hơn rất nhiều.

Quan niệm: “Ăn tôm gây sẹo lồi” liệu có chính xác?

Sẹo lồi là một trong những loại sẹo phổ biến nhất trong cộng đồng. Sẹo lồi được hình thành do sự tăng sinh quá mức bình thường của các sợi collagen ở lớp trung bì, cả về kích thước và số lượng của các sợi. Tốc độ hình thành và phát triển của sẹo lồi khá nhanh, chúng thường có màu hồng hoặc màu đỏ thẫm, sần sùi gồ lên mặt da.

Các yếu tố nguy cơ có thể gây tái phát sẹo lồi như sau:

  • Cơ địa bệnh dị ứng.
  • Vị trí vết thương (đặc biệt là giữa ngực và vai).
  • Tiền sử gia đình có người thân bị sẹo lồi.
  • Nhiễm trùng.
  • Sự căng co kéo da sau phẫu thuật.

Không thể không nhắc đến vai trò của yếu tố dinh dưỡng trong quá trình phục hồi làn da có vết thương. Theo nhiều người, ngoài các thức ăn có lợi cho quá trình liền sẹo, cũng có những loại thực phẩm làm cho vết thương lâu lành, có thể kể đến như tôm, cua, ốc, mực, … là những loại hải sản cần phải hạn chế.

Tôm là loại thực phẩm hải sản quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Tôm đã chứng minh được giá trị dinh dưỡng của mình thông qua nhiều nghiên cứu y khoa, chứa nhiều photpho, calci, acid béo không no và các chất khoáng, vi lượng cần thiết cho cơ thể (kẽm, kali, natri, magie, vitamin B12,…). Hơn thế nữa, loại thực phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất có ích, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ung thư, đột quỵ,…

Dù rất bổ dưỡng, song tôm lại thường xuyên được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng cữ với những người có sẹo, hoặc đơn giản là có vết thương hở. Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này có lẽ là do tôm là hải sản giàu protein, dễ gây dị ứng, dễ kích ứng da, có thể khiến tình trạng vết thương hay sẹo tấy đỏ, khó liền. Trong tôm chứa các loại acid amin như arginine, hemocyanin, tropomyosin. Theo thống kê, có hơn 50% số người bị dị ứng với các loại acid amin này. Các biểu hiện dị ứng hải sản thường biểu hiện ở da đầu tiên, chính vì vậy, khi cơ thể đang có vết thương hở, chúng càng dễ bị tổn thương nếu cơ thể lỡ ăn phải chất hay gây dị ứng.

Sẹo lồi ăn tôm có được không?

Suy nghĩ “ăn tôm gây sẹo lồi” một quan điểm không chính xác, vì sẹo gây ra do sự đóng miệng vết thương, sự hình thành sẹo là một hiện tượng lành tính, thứ phát, được tạo thành từ trước đó do các cơ chế sinh lý của cơ thể, và tôm chỉ là một loại thực phẩm có thể góp phần làm sẹo khó lui hơn với người có cơ địa sẹo lồi. Nói tóm lại, tôm không phải là nguyên nhân gây ra sẹo lồi, mà chỉ là một yếu tố nguy cơ trên nền bệnh nhân có cơ địa dễ kích ứng. Cho nên, để phòng tránh tối đa các phản ứng không tốt xảy ra khi ăn một loại thực phẩm dễ dị ứng như tôm, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng thời gian vết thương đang lành.

Các phản ứng ăn tôm khi sẹo lồi đang giai đoạn tái tạo mô có thể gặp như:

  • Ngứa ngáy: Hiện tượng ngứa khi ăn tôm mà có vết thương hở trên cơ thể khá thường gặp. Da người bệnh thường bị nổi mẩn đỏ, có thể nổi mề đay, gây ngứa ngáy khó chịu khắp người. Đây là hiện tượng dị ứng da thường gặp, do tôm giàu protein dễ gây kích ứng.
  • Sưng tấy vết thương: Không chỉ gây ngứa, ăn tôm còn có thể khiến vết thương sưng tấy nặng hơn nếu vết thương chưa khép miệng. Vùng da xung quanh vết thương và miệng của vết thương có thể bị sưng đỏ, làm tách miệng vết thương, làm vết thương khó lành hơn và bị tổn thương nặng hơn rất nhiều.
  • Vết thương khó lành: Ăn tôm có thể làm vết thương lâu lành, thời gian khô vảy và khép miệng vết thương kéo dài hơn. Người bệnh cần tránh ăn tôm trong 30 ngày đầu tiên kể từ khi có vết thương hở, để thời gian liền miệng vết thương có thể diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể khuyên người bệnh cần kiêng các thực phẩm sau khi cơ thể có vết thương hở, như rau muống, thịt gà, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, thức uống có chất kích thích,… Người bệnh nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống đủ nước, bổ sung vitamin các loại,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị sẹo lồi hiệu quả như thế nào?

Nếu bạn đã thực hiện các phương pháp chăm sóc da rất cẩn thận, kiêng khem các loại thực phẩm được cho rằng có thể gây sẹo lồi, nhưng không có hiệu quả, sẹo lồi vẫn hiện diện trên da của bạn, thì đó là lúc bạn cần tìm đến các giải pháp điều trị sẹo lồi. Nhà thuốc Long Châu xin cung cấp cho bạn một số thông tin về các biện pháp điều trị sẹo lồi phổ biến hiện nay.

  • Tiêm Corticoid: Theo nghiên cứu, Corticosteroid ức chế Alpha 2-macroglobulin, đây là một chất có tác dụng ức chế collagenase. Khi quá trình này diễn ra, lượng collagenase sẽ tăng, dẫn đến làm thoái hóa collagen. Phương pháp này có thể áp dụng cho các vết sẹo lồi nhỏ. Vùng da được tiêm có thể bị gặp một số tác dụng phụ như mất sắc tố, có thể kéo dài 6 – 12 tháng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp chứng giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Lưu ý, không nên tiêm Corticoid vào mô dưới da, vì có thể làm teo lớp mỡ ở vị trí đó.
  • Điều trị bằng Interferon: Interferon dùng để phòng ngừa sẹo lồi tái phát. Đối với những bệnh nhân có vùng sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ khá tốn kém. Để phòng ngừa những triệu chứng cúm do Interferon gây ra, bệnh nhân cần sử dụng thuốc Acetaminophen.
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật được chỉ định khi sẹo lồi tỏ ra kém đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, hoặc sang thương (tổn thương da) quá lớn. Phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ các mô sẹo, khâu kín, sau đó sẽ ghép da với mảnh da ghép toàn phần, hoặc ghép da mỏng để hạn chế tối đa lực căng co kéo trên vùng da được khâu.

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sẹo lồi ăn tôm có được không?”, cũng như nắm được các phương pháp điều trị sẹo lồi hiện nay, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân nhất.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

This post was last modified on 10/05/2024 07:17

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago