Categories: Tổng hợp

Bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì? Tổng hợp 4 nhóm thuốc an toàn cho thai nhi

Published by

Bầu bị tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến. Trong trường hợp tiêu chảy ở bà bầu không cải thiện được bằng các biện pháp không dùng thuốc, bà bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hợp lý. Vậy bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy để Imiale A+ giải quyết nỗi băn khoăn này giúp mẹ nhé.

1. Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống thuốc không?

Việc điều trị tiêu chảy bằng thuốc cho đối tượng thông thường và cho bà bầu là hoàn toàn khác nhau. Lý do chính là một số thuốc có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Có thuốc có mức độ ảnh hưởng nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc lợi ích và nguy cơ để sử dụng cho bà bầu. Cũng có những thuốc trị tiêu chảy chống chỉ định tuyệt đối cho bà bầu.

Vì vậy, bà bầu bị tiêu chảy cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc. Nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Một số thuốc cầm tiêu chảy và kháng sinh điều trị tiêu chảy được coi là an toàn trong thai kỳ vẫn có thể sử dụng nhưng nên được cân nhắc bởi bác sĩ. Dù dùng bất cứ loại thuốc nào, mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.

2. Bà bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Dưới đây tổng hợp một số thuốc trị tiêu chảy có thể chỉ định cho bà bầu:

2.1. Thuốc bổ sung nước và điện giải: Oresol

Khi tiêu chảy nhiều lần, nước và điện giải có thể mất theo phân. Do đó, với bà bầu bị tiêu chảy, việc bổ sung muối nước là giải pháp hàng đầu. Ngoài ra, thuốc bổ sung nước và điện giải Oresol cũng an toàn cho phụ nữ có thai.

Hoạt chất: Glucose, natri clorid, natri citrat, kali clorid

Tác dụng: Ngăn ngừa và điều trị mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy cấp mức độ nhẹ đến vừa

Liều dùng:

  • Tiêu chảy liên tục nhẹ: Uống 100 — 200 ml/kg/24 giờ cho đến khi hết tiêu chảy.
  • Tiêu chảy liên tục nặng: Uống 15 ml/kg/giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.

Liều tối đa cho người lớn: 1000ml/giờ

Trong trường hợp mẹ bầu có mất nước với biểu hiện môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh, tụt huyết áp tức là có mất nước. Lúc này, cần đưa bà bầu đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ: gây nôn nhẹ

Lưu ý:

  • Không nên dùng quá liều vì dẫn đến thừa muối nước với các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh,…
  • Tránh dùng cùng thức ăn hoặc nước uống giàu chất điện giải cho đến khi ngừng điều trị để tránh thừa điện giải

2.2. Thuốc giảm nhu động ruột Loperamid

Hoạt chất: Loperamid

Tác dụng: Loperamid là opioid có tác dụng ức chế nhu động tiêu hóa, tăng thời gian giữ phân tại ruột, do đó kiểm soát các triệu chứng tiêu chảy nhanh chóng.

Chỉ định: tiêu chảy cấp và mạn

Liều dùng

Tiêu chảy cấp: Ban đầu 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu phân lỏng uống 1 viên, tối đa 5 ngày.

  • Liều thông thường: 3-4 viên/ngày.
  • Liều tối đa: 8 viên/ ngày.

Tiêu chảy mạn: Ban đầu uống 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu phân lỏng uống 1 viên cho tới khi tiêu chảy cải thiện.

  • Liễu thông thường: 2-4 viên/ ngày chia 2 lần/ngày
  • Liễu tối đa: 8 viên/ngày

Tác dụng phụ

  • Trên tiêu hóa: Táo bón, đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt

Lưu ý: Chưa có đủ bằng chứng về mức độ an toàn của loperamid trên phụ nữ có thai. Tránh sử dụng Loperamid trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng có thể sử dụng vào các thời kỳ sau nếu có chỉ định của bác sĩ

2.3. Thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột trị tiêu chảy cho bà bầu

Thuốc Attapulgite

Attapulgite (Diarrest) – là một chất không hòa tan và không bị hấp thu. Do đó đây cũng là thuốc được coi là an toàn, được lựa chọn hàng đầu trong điều trị tiêu chảy ở phụ nữ có thai sau biện pháp bù nước.

Hoạt chất: Attapulgite, bản chất là hydrat nhôm magnesi silicat- một loại đất sét vô cơ

Tác dụng:

  • Thuốc được dùng làm chất hấp phụ trong tiêu chảy, bắt giữ các tác nhân gây bệnh
  • Có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột

Chỉ định:

  • Tiêu chảy cấp hoặc mạn
  • Bệnh nhân đại tràng có tiêu chảy cấp hoặc mạn, đặc biệt tiêu chảy kèm chướng bụng.
  • Hội chứng ruột kích thích.

Tác dụng phụ: Thuốc hiếm gây tác dụng phụ, nếu có, thường là táo bón, nôn ói, chướng bụng.

Liều dùng: 2 viên sau mỗi lần đi tiêu. Tối đa 14 viên/ 24 giờ.

Lưu ý:

Tính chất hấp phụ của Attapulgite ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số thuốc dùng cùng như muối nhôm, penicillamine, tetracyclin. Cần sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ

Không dùng quá 2 ngày, hoặc khi ỉa chảy kèm sốt, ỉa chảy phân có máu và chất nhầy, sốt cao.

Thuốc Smecta

Hoạt chất: Diosmectite- bản chất là silicat nhôm và magnesi tự nhiên,

Tác dụng:

  • Thuốc bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, bảo vệ lớp niêm mạc ruột khỏi các tác nhân gây tiêu chảy.
  • Tạo phức hợp với độc tố vi khuẩn để ngăn chặn tác động có hại lên hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng của tiêu chảy

Chỉ định:

  • Giảm đau do viêm thực quản – dạ dày -tá tràng và đại tràng.
  • Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù nước và điện giải mà vẫn còn tiêu chảy kéo dài

Liều dùng: 1 gói/lần x 3 lần/ngày. Trong tiêu chảy cấp tính, liều khởi đầu có tăng gấp đôi.

Tác dụng phụ: táo bón, nhưng rất hiểm

Lưu ý: tương tự attapulgite

2.4. Thuốc kháng sinh trị tiêu chảy cho bà bầu

Các thuốc kể trên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng mà không điều trị tận gốc nguyên nhân. Ví dụ với trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đây là tình trạng tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Khác với tiêu chảy thông thường, tiêu chảy do nhiễm khuẩn thường dữ dội, có thể kèm nôn, sốt, thậm chí mất nước nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Mục tiêu ban đầu khi điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn không phải là điều trị triệu chứng mà là loại bỏ vi sinh vật gây bệnh. Do đó, cần tránh sử dụng thuốc ức chế quá trình đi tiêu mà nên sử dụng kháng sinh.t

Tác dụng: Ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy

Chỉ định: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Kháng sinh được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể sử dụng trong thai kỳ:

  • Kháng sinh nhóm B-lactam: Ampicillin, Amoxicillin, Penicillin G
  • Khánh sinh nhóm Macrolid: Clarithromycin, Erythromycin, Azithromycin
  • Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefaclor, Cephalexin
  • Clindamycin, Vancomycin
  • Metronidazol
  • Amphotericin B

Lưu ý: Tùy vào từng loại vi khuẩn gây tiêu chảy và tình trạng bệnh mà mẹ bầu được chỉ định kháng sinh khác nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kháng sinh còn phụ thuộc vào giai đoạn của thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, metronidazol chỉ nên sử dụng ở mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Các thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo. Để biết chắc chắn bầu nên uống thuốc gì, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy cho bà bầu

Để sử dụng thuốc trị tiêu chảy an toàn, bà bầu cần lưu ý:

  • Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể để phát hiện sớm tác dụng phụ và có biện pháp xử lý nếu cần
  • Nếu dùng thuốc sau 2- 3 ngày mà tiêu chảy không cải thiện thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ
  • Kết hợp các biện pháp không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc giúp cải thiện tiêu chảy nhanh chóng hơn, đồng thời có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng thuốc.

  • Tăng cường bổ sung nước (2-3 lít/ ngày) và điện giải do tiêu chảy có thể gây mất nước
  • Hạn chế các loại hoa quả, rau xanh giàu xơ
  • Hạn chế các thực phẩm gây tiêu chảy nặng hơn như chất béo, đồ cay nóng, sữa và các sản phẩm từ sữa (nếu mẹ không dung nạp lactose)
  • Tăng cường thực phẩm giàu đạm và tinh bột
  • Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua
  • Tăng cường vận động cường độ nhẹ
  • Ăn chín uống sôi

4. Bổ sung men vi sinh – Giải pháp thay thế thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu

Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời cải thiện tình trạng tiêu chảy ở bà bầu thông qua cơ chế:

  • Điều hòa nhu động tiêu hóa, cải thiện tiêu chảy do tăng nhu động ruột
  • Ngăn ngừa sự xâm nhập và chống lại các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy
  • Hỗ trợ sản xuất một số enzym và vitamin, giúp chuyển hóa dinh dưỡng
  • Cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Ngoài ra, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tự nhiên đường tiêu hóa nên không gây tác dụng phụ cho phụ nữ có thai. Bà bầu bị tiêu chảy có thể sử dụng men vi sinh để cải thiện tiêu chảy cũng như các rối loạn tiêu hóa có thể gặp trong thai kỳ.

4.1. Men vi sinh Imiale A+ cải thiện tiêu chảy cho bà bầu

Nguồn gốc, xuất xứ: Đan Mạch

Thành phần: Trong mỗi gói 6g Imiale A+ có chứa

  • 6 tỷ lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, Lactobacillus LA-5
  • 4g Inulin

Công dụng:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chứng loạn khuẩn
  • Cải thiện rối loạn tiêu hóa, iêu chảy, phân sống, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng
  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và miễn dịch
  • Cải thiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của kháng sinh

4.2. Men vi sinh Optibac hồng (Optibac for pregnancy) cho bà bầu bị tiêu chảy

Nguồn gốc, xuất xứ: Anh Quốc

Thành phần: Trong mỗi viên nang chứa

  • 12 tỷ lợi khuẩn gồm Lactobacillus rhamnosus HN001, Lactobacillus acidophilus LA-14, Bifidobacterium lactis HN019.
  • 30mg chất xơ FOS

Công dụng:

  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa
  • Ngăn ngừa và cải thiện tính trạng đi tiêu thất thường, viêm ruột, phân sống, bất dung nạp Lactose
  • Cải thiện tình trạng hấp thu kém, kích thích ăn ngon
  • Năng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Giảm triệu chứng ốm nghén
  • Sử dụng trong thai kì giúp em bé giảm nguy cơ mắc dị dứng hoặc viêm da cơ địa

4.3. Men vi sinh Live spo Pregmom cho bà bầu bị tiêu chảy

Nguồn gốc, xuất xứ: Anh Quốc

Thành phần: 3 tỷ bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus coagulan, Bacillus subtilis.

Công dụng:

  • Duy trì sự cân bằng và khỏe mạnh của hệ vi sinh đường ruột
  • Hỗ trợ cải thiện táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Kích thích tiêu hóa và ăn ngon
  • Tăng cường miễn dịch

Bà bầu bị tiêu chảy nên ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc và bổ sung men vi sinh. Thuốc chỉ là lựa chọn hàng 2 khi những giải pháp trên không hiệu quả. Sử dụng thuốc cần đúng theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, mẹ nên báo với bác sĩ nếu cơ thể có phản ứng bất thường vì không thuốc nào là an toàn tuyệt đối với mẹ bầu.

This post was last modified on 06/02/2024 15:49

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

11 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

11 giờ ago

12 con giáp muốn gặp QUÝ NHÂN cực dễ, chỉ cần áp dụng đúng 1 CHIÊU này!

12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…

14 giờ ago

Hãy dè chừng khi tiếp xúc với những con giáp là cao thủ tâm cơ này

Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…

15 giờ ago

Cách 12 con giáp trưởng thành sau khi va vấp, trải qua thất bại mới nếm mùi thành công

Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…

19 giờ ago

4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, đầu tư thất bại cuối tháng 11/2024

4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…

20 giờ ago