Rừng đặc dụng là gì? Vai trò của rừng đặc dụng là gì?

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước ta, có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. Rừng không chỉ tạo ra không khí trong lành đảm bảo sức khoẻ cho người dân và toàn cầu, tầng khí quyển mà còn đóng vai trò to lớn trong việc chống lũ lụt, xói mòn,… Hiện nay tại nước ta phân loại thành nhiều loại rừng khác như như: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,… Vậy, rừng đặc dụng là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Rừng đặc dụng là gì? Vai trò của rừng đặc dụng là gì?

Rừng đặc Dụng Là Gì? Vai Trò Của Rừng đặc Dụng Là Gì?

Rừng đặc dụng là gì? Vai trò của rừng đặc dụng là gì?

1. Rừng đặc dụng là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2010/NĐ-CP quy định: “ Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.”

Đất rừng đặc dụng có vai trò bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, lưu giữ những loài vật giống quý. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn, tránh trường hợp khai thác làm tuyệt chủng giống loài. Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo đủ các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng. Không những vậy, loại đất này còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng đa số được triển khai thành khu du lịch cho khách hàng tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn.

2. Vai trò của rừng đặc dụng là gì?

Rừng đặc dụng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh vật trong các vườn quốc gia cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên. Không chỉ động vật, thực vật cũng được bảo tồn để tránh được tình trạng khai thác quá mức, tuyệt chủng giống loài.

Rừng đặc dụng phải theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo được các yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn giúp bảo vệ di tích lịch sử đất nước, duy trì các địa danh nổi tiếng. Không những thế, các loại đất còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng còn được sử dụng để triển khai thành các khu thăm quan, nghỉ dưỡng,…

3. Đặc điểm của rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng được phân chia thành các loại sau đây:

1) Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo vệ có giá trị khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật, Khu bảo tồn thiên nhiên có thể mở cửa để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhưng không mở rộng cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hồa khác;

2) Vườn quốc gia: Khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo tổn di tích văn hóa, phục vụ tham quan, du lịch;

3) Rừng văn hóa – xã hội, nghiên cứu – thí nghiệm: Khu có các di tích lịch sử văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, nghÏỉ ngơi hoặc nghiên cứu khoa học.

Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và chức năng hoạt động của các khu vực cụ thể trong rừng, rừng đặc dụng được chia thành nhiều khu vực, gồm: Khu bảo vệ nghiêm ngặt (còn gọi là vùng lõi); khu phục hồi sinh thái; và khu hành chính, dịch vụ.

Ngoài ra, đề cập đến rừng đặc dụng không thể không đề cập đến vùng đệm, mặc dù diện tích của vùng đệm không được tính trong diện tích rừng đặc dụng.

Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các khu Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, có tác động ngăn chặn hoặc hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng.

Mọi hoạt động trong vùng đệm đều nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lí và bảo vệ khu rừng đặc dụng. Hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm, cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ.

Vùng đệm mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế- xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm.

Chức năng của vùng đệm là: góp phần vào việc bảo vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tổn của chính bản thân vùng đệm; tạo điều kiện mang lại cho những người dân sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và khu bảo tồn.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Xem thêm: Quyền chọn là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Quy tắc xử sự chung là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Rừng đặc dụng là gì? Vai trò của rừng đặc dụng là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.