Categories: Tổng hợp

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý cần biết

Published by

Nhiều thai phụ còn đang hoang mang không biết bầu uống sữa đậu nành được không. Vì có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu uống sữa đậu nành sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này một cách khách quan nhất. Trong bài viết này, Chilux sẽ thông tin đến bạn một số lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng và gợi ý cho bạn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu an toàn, đúng cách.

1. Vì Sao Bà Bầu Thường E Ngại Sữa Đậu Nành?

Các bà bầu thường e ngại việc uống sữa đậu nành là vì mọi người truyền miệng nhau rằng trong sữa đậu nành có chứa estrogen sẽ làm thay đổi giới tính ở nam giới. Được biết chất Isoflavone trong đậu nành mang hoạt tính estrogen. Đây là một loại hormone giới tính nữ dẫn đến quan niệm đậu nành làm lệch lạc giới tính thai nhi cũng là nguyên nhân khiến các bà bầu e ngại khi uống sữa đậu nành trong thai kỳ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng lượng estrogen trong sữa đậu nành khá thấp không thể ảnh hưởng đến sinh sản ở bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh cho bé trai như nhiều người nghĩ.

Bầu có được uống sữa đậu nành?

2. Mang Bầu Uống Sữa Đậu Nành Được Không?

Các chuyên gia cho biết, sữa đậu nành không nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh khi có bầu. Trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã nhận định, sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ. Vậy mẹ bầu uống sữa đậu nành được không? Trong giai đoạn mang thai mẹ hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành và đưa vào thực đơn cho mẹ bầu mà không cần kiêng cữ mẹ nhé!

Không chỉ vậy, tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng chất isoflavone không thể hấp thụ qua nhau thai, do đó không thể nào gây ảnh hưởng tới thai nhi được.

Và việc uống sữa đậu nành gây ảnh hưởng tới giới tính thai nhi là hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống sữa đậu nành với một liều lượng nhất định. Không nên lạm dụng quá nhiều sữa đậu nành trong thai kỳ vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Bầu uống sữa đậu nành Fami được không là thắc mắc thường gặp nhất của các mẹ bầu. Sữa fami có nguồn gốc thực vật nên có thể giải quyết được vấn đề dị ứng lactose mà các bà bầu hay mắc phải khi uống sữa động vật. Ngoài ra sữa đậu nành Fami còn cung cấp một lượng lớn protein, vitamin D, D, B12, canxi rất lớn. Không chỉ hỗ trợ hình thành xương, cột sống cho thai nhi mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, chống loãng xương. Do đó mẹ hoàn toàn có thể an tâm uống sữa đậu nành Fami trong thai kỳ nhé.

Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không?

3. Bà Bầu Uống Sữa Đậu Nành Với Lượng Bao Nhiêu Thì An Toàn?

Khi tìm hiểu bầu uống sữa đậu nành được không, nhiều người sẽ quan tâm đến việc bao nhiêu là an toàn. Theo khuyến cáo của Đại học Y khoa Tuft ở Massachusetts, Mỹ, mỗi người không nên dung nạp quá 100mg isoflavone/ngày. Do đó mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 500ml sữa đậu nành. Tương đương với 40mg isoflavone cung cấp cho cơ thể để giữ isoflavone trong mức độ thích hợp.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên hạn chế lượng đường trong sữa đậu nành. Sữa đậu nành có hàm lượng glucozo cao, vì vậy nếu mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân. Đối với các mẹ có tiền sử bị dị ứng với các loại sữa thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nhé. Vì hệ thống miễn dịch của các mẹ trong thời gian này không còn hoạt động mạnh mẽ như trước.

4. Tác Dụng Của Sữa Đậu Nành Đối Với Bà Bầu Khi Uống Đúng Cách

4.1. Cách uống sữa đậu nành cho mẹ trong thời kỳ thai sản là:

+ Uống với liều lượng phù hợp (500ml sữa/ngày) không nên lạm dụng sữa đậu nành quá nhiều.

+ Không uống sữa đậu nành chung với thuốc.

+ Lựa chọn những sản phẩm uy tín có thương hiệu

+ Nên chọn các loại sữa ít đường hoặc không đường

+ Khi tự làm sữa đậu nành tại nhà, mẹ phải đun sôi thật kỹ và hạn chế uống lạnh. Có thể cho thêm đường trắng vào sữa. Không sử dụng đường vàng, đường nâu vì axit hữu cơ trong đường kết hợp với protein từ đậu nành dễ gây chướng bụng.

+ Nên bổ sung sữa đậu nành vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Mẹ nên uống vào buổi sáng khi ăn cùng các món có nhiều tinh bột. Vì tinh bột sẽ giúp các axit amin được hấp thụ tốt hơn.

Bầu uống sữa đậu nành được không và tác dụng của sữa đậu nành

4.2. Khi uống sữa đậu nành đúng cách sẽ mang lại những lợi ích gì cho mẹ bầu

– Sữa đậu nành rất giàu axit folic. Đây là chất cung cấp các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Thường xuyên bổ sung axit folic giúp cải thiện sự phát triển của tế bào thần kinh và tối ưu hoá sự phát triển của thai nhi.

– Đậu nành chứa vitamin B1, A và E rất cần thiết trong giai đoạn thai kỳ. Sữa đậu nành là một nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể rất tốt.

– Chất xơ trong sữa đậu nành có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai

– Sữa đậu nành có thể thay thế cho sữa bò. Đây là giải pháp thay thế tuyệt vời cho vấn đề dinh dưỡng. Vì một số mẹ bị dị ứng với các loại sữa bò.

– Uống sữa đậu nành đúng cách giúp mẹ giảm nguy cơ loãng xương. Trong sữa có hàm lượng canxi cao, giúp mẹ tránh được tình trạng thiếu hụt sắt, canxi khi mang thai.

– Ngoài ra, sữa đậu nành còn được biết đến là loại thực phẩm giàu protein. Giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Giúp kiểm soát sự phát triển các cơ bản của thai nhi tối ưu nhất.

– Carbohydrate trong đậu nành giúp tăng cường nguồn năng lượng bị thiếu hụt, tránh tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mỏi khi mang thai.

Mẹ bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Chilux hi vọng qua bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho bạn về việc có bầu uống sữa đậu nành được không. Trên thực tế chưa có một kết luận cụ thể nào về việc uống sữa đậu nành gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ uống quá nhiều và lạm dụng sữa đậu này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: dị ứng phát ban, khó thở,buồn nôn,.. Do đó mẹ nên uống sữa đậu nành đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.

This post was last modified on 14/02/2024 19:06

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago