Hội đồng trọng tài lao động, cùng với Toà án và cơ quan nhà nước quản lý lao động (thí dụ Sở lao động thương binh xã hội…) là một trong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Hội đồng trọng tài có các quyền cụ thể nào? Trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An với nhiều năm tư vấn giải quyết tranh chấp lao động, sẽ tư vấn về: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động.
1. Cơ sở pháp lý quy định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động là: Bộ Luật Lao động năm 2019.
Bạn đang xem: Thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động
2. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động là gì?
Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật;
Trọng tài lao động là quá trình được lựa chọn bởi các bên trong tranh chấp lao động, muốn việc tranh chấp được giải quyết bởi một quan tòa khách quan mà quyết định của họ sẽ dựa trên tình huống sự việc, các biên liên quan đồng ý trước sẽ chấp nhận những quyết định này là quyết định cuối cùng và có tính bắt buộc thi hành.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động hoặc thẩm quyền của trọng tài lao động được quy định là quyền hạn của các cá nhân, tổ chức được giao giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
==>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
3. Quyền thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 185 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
Như vậy, Hội đồng trọng tài lao động được thành lập tại cấp tỉnh, theo đơn vị hành chính, bằng quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Cơ cấu tổ chức Hội đồng trọng tài lao động
Bộ Luật Lao động năm 2019 đã có những sửa đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức Hội đồng trọng tài lao động. Cụ thể Khoản 2 Điều 185 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
“2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
Xem thêm : Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Gà Hầm Sả Siêu Đơn Giản Tại Nhà
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.”
Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm. Cơ cấu tổ chức và cách vận hành của Hội đồng trọng tài lao động có thể được thỏa thuận để áp dụng, giải quyết tranh chấp kinh tế, khu vực tương thích với đặc điểm về địa lý, văn hóa xã hội hay địa phương nhất định, bao gồm tất cả những cơ sở kinh tế liên quan đến phạm vi lãnh thổ.
Điều khác biệt lớn của quy định mới so với Bộ Luật Lao động cũ năm 2012 là việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ không được hiểu là chỉ hoặc được giải quyết thông qua phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động.
===>>> Xem thêm:Chủ tịch UBND huyện có thể giải quyết tranh chấp lao động không?
5. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động trong giải quyết tranh chấp lao động
5.1. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Điều 191, Điều 195 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định Hội đồng trọng tài lao động là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Theo đó, trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Hội đồng trọng tài lao động thành lập Ban trọng tài để giải quyết tranh chấp lao động đó. Trong đó:
- Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
- Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
- Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp:
- Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Hoặc người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí
mà Ban trọng tài xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp các bên phải tuân thủ quy định sau:
- Đối với tranh chấp về quyền: Các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trên;
- Đối với tranh chấp về lợi ích: Tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công.
===>>> Xem thêm:Giải quyết tranh chấp lao động tập thể như thế nào?
5.2. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Một trong những điểm mới của Bộ Luật Lao động năm 2019 đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp lao động cá nhân ngoài hòa giải viên hoặc Tòa án còn bổ sung thêm Hội đồng trọng tài lao động.
Xem thêm : Cách đặt ông thần tài trong nhà sao cho đúng
Cụ thể, Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; hoặc hòa giải không thành, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Phán quyết của Ban trọng tài lao động có tính bắt buộc thực hiện đối với các bên. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, từ 01/01/2021, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án đối với những tranh chấp không hòa giải được, các bên có thể lựa chọn thêm phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài.
Việc này góp phần rút ngắn thời gian giải quyết cho các bên trong tranh chấp (30 ngày so với 02 tháng đối với giải quyết vụ án lao động theo thủ tục thông thường tại Tòa án) mà không mất nhiều chi phí.
===>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Trên đây là những ý kiến tư vấn về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động. Người lao động và người sử dụng lao động đều cần nắm rõ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp lao động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật lao động của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
6. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Quan hệ lao động là quan hệ phổ biến và dễ xảy ra tranh chấp, do đó, sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là sự lựa chọn khôn ngoan bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó bạn sẽ biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động.
===>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật lao động
Trường hợp bạn xảy ra tranh chấp lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý tranh chấp sao cho có lợi nhất.
===>>> Xem thêm:Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KỊP THỜI!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp