Categories: Tổng hợp

Liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Rau đắng có công dụng gì đặc biệt?

Published by

Rau đắng mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho người sử dụng? Liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Đây đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá một vài nét về rau đắng và lời giải đáp cho bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về rau đắng

Rau đắng có tên khoa học là Polygonum aviculare L, thuộc họ rau răm. Loại rau này còn được biết đến với tên gọi là rau xương cá. Đây là loài thực vật thân thảo, thân và cành nhẵn, thường mọc tỏa tròn gần sát mặt đất. Rau đắng mọc hoang ở nhiều nơi bao gồm trung du, đồng bằng và các vùng núi thấp ở nước ta.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rau đắng có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi như tinh dầu, galic, oxalic, các dẫn chất polyphenol, các axit amin và các loại đường… Do vậy, rau đắng được xem là một loại dược liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.

Ở nước ta, rau đắng có 2 loại bao gồm rau đắng biển và rau đắng đất. Tuy vị giống nhau nhưng mỗi loại rau đắng lại mang đến những lợi ích riêng đối sức khỏe người sử dụng. Cụ thể:

Rau đắng đất

Đây là loại thực vật thân thảo, mọc bò trên mặt đất, thân có màu đỏ tím và dài khoảng 10 – 30 cm. Trong đông y, rau đắng đất có tên là cây biển súc, cây càng tôm, đặc trưng bởi vị đắng, tính bình và không độc.

Loại rau này rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp lợi tiểu, trừ sơ can và thấp nhiệt. Người bị sỏi thận, tiểu buốt, ăn khó tiêu, nóng trong… có thể sử dụng loại rau này để cải thiện tình trạng bệnh. Thêm vào đó, với thành phần vitamin C dồi dào, rau đắng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ đó chống lại bệnh tật, trong đó có các bệnh tim mạch và ung thư.

Rau đắng đất chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe

Rau đắng biển

Thường mọc ở khu vực đầm lầy, bãi cỏ ẩm ướt hoặc ở bờ ruộng, vì thế rau đắng biển còn được gọi là rau đắng đồng. Đây là loại thực vật thân thảo mọc bò, thân nhẵn, dài khoảng 10 – 40 cm. Trong y học cổ truyền, rau đắng biển còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như rau sam trắng, cây ba kích, cây ruột gà.

Cũng giống như rau đắng đất, rau đắng biển đặc trưng bởi vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng và lợi tiểu. Ngoài ra, rau đắng biển còn được biết đến với một số lợi ích sức khỏe khác như tăng cường tuần hoàn não, tăng trí nhớ, giảm mệt mỏi hiệu quả.

Tác dụng của rau đắng đối với sức khỏe

Để giải đáp được băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không, hãy cùng Nhà thuốc tìm hiểu tác dụng của rau đắng đối với sức khỏe trước nhé!

Với các thành phần dưỡng chất dồi dào, rau đắng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho người sử dụng. Cụ thể:

  • Kích thích não bộ, tăng cường khả năng tập trung và nhận thức đồng thời cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già, kích thích cơ thể sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hòa mới, từ đó giúp giảm stress oxy hóa trong não và giúp người cao tuổi minh mẫn hơn.
  • Giảm căng thẳng và lo âu hiệu quả: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng, bạn có thể nhai 2 – 3 cọng rau đắng. Các hoạt chất có trong rau đắng sẽ giúp cân bằng hormone trong cơ thể, trong đó có các hormone gây căng thẳng. Điều này giúp người sử dụng giữ được trạng thái thoải mái và bình tĩnh.
  • Tốt cho hệ hô hấp: Các chuyên gia chỉ ra rằng, nếu sử dụng rau đắng thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe hệ hô hấp. Các hoạt chất trong rau đắng sẽ giúp long đờm đồng thời loại bỏ các chất nhầy dư thừa, từ đó cải thiện tình trạng viêm ở họng và đường hô hấp. Ngoài ra, rau đắng còn có tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
  • Chống viêm: Các hợp chất có trong rau đắng có tác dụng chống viêm, giảm sưng rất tốt. Nhờ vậy, rau đắng được xếp vào danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp, bệnh gút cũng như các bệnh viêm khác.
  • Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch: Rau đắng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, tăng cường quá trình trao đổi chất đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Một số tác dụng khác: Hạ đường huyết, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, trừ giun, lợi tiểu, thúc đẩy quá trình lành thương và khử trùng da…
Rau đắng mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho người sử dụng

Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không?

Rau đắng mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho người sử dụng. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không?

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu chỉ ra rau đắng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, tuy nhiên, trong rau đắng lại có chứa thành phần charantin – một hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, co thắt tử cung và gây xuất huyết. Chính vì vậy, mặc dù loại rau này có tác dụng ngừa táo bón và rối loạn mỡ máu, song các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn rau đắng trong thai kỳ.

Trong đông y, các bác sĩ y học cổ truyền cũng khuyên phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế sử dụng một số loại rau củ có vị đắng và tính lạnh, trong đó có rau đắng bởi vị đắng của các loại rau này có thể làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, từ đó tăng nguy cơ sinh non, thậm chí là sảy thai. Bên cạnh đó, việc mẹ bầu ăn quá nhiều rau đắng có thể khiến mẹ bầu bị lạnh bụng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không?

Một số lưu ý khi mẹ bầu sử dụng rau đắng

Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không? Như đã trình bày ở trên, mẹ bầu nên hạn chế ăn rau đắng trong thai kỳ mẹ nhé. Nếu mẹ bầu thực sự muốn ăn thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm loại rau này vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Thêm vào đó, khi sử dụng rau đắng, mẹ bầu cũng cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Những mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc viêm loét dạ dày không nên ăn rau đắng.
  • Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 50 gam rau đắng mỗi tuần và không nên ăn thường xuyên để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn về sức khỏe.
  • Đối với những mẹ bầu đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa thì tuyệt đối không được sử dụng rau đắng bởi điều này sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ bầu không nên ăn rau đắng quá nhiều và thường xuyên

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, do vậy mẹ bầu cần thận trọng hơn về chế độ ăn uống hàng ngày. Hy vọng với những thông tin về rau đắng mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không?”. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên truy cập kênh sức khỏe của Nhà thuốc mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:00

Published by

Bài đăng mới nhất

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

2 phút ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

7 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

7 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp vượng công danh ngày 5/11/2024, tha hồ bộc lộ năng lực

Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

22 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

22 giờ ago