“Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?” là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm vì đây là một thành phần xuất hiện trong nhiều món ăn hàng ngày hoặc các dịp lễ, Tết. Câu trả lời của Tổ hợp y tế MEDIPLUS là có. Lý do tại sao sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Bạn đang xem: Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được đậu xanh. Bởi trong đậu xanh có nhiều protein, chất xơ, chất béo, magie, canxi, các vitamin nhóm A, B, C, K,… Đây là những khoáng chất và vitamin cần thiết cho bà bầu không chỉ trong 3 tháng đầu, mà xuyên suốt thai kỳ.
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ mỡ máu, hạ đường huyết. Theo Tây y, đậu xanh có nhiều chất chống oxy hóa, cung cấp năng lượng, bổ máu, chống loãng xương, ngăn ngừa táo bón thai kỳ,…
Phần tiếp theo sẽ là những phân tích cụ thể về thành phần và tác dụng của đậu xanh để giúp mẹ bầu hiểu vì sao bầu 3 tháng đầu nên ăn loại thực phẩm này.
Sở dĩ, đậu xanh mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu bởi sở hữu những thành phần dinh dưỡng quan trọng như sau:
Thành phần dinh dưỡng Định lượng (tính trên 100g) Năng lượng 131 KJ (31kcal) Carbohydrate 6.97 g Chất xơ 2.7 g Chất béo 0.22 g Chất đạm 1.83 g Vitamin A 35 mgc Thiamine (vitamin B1) 0.082 mg Riboflavin (vitamin B2) 0.104 mg Niacin (vitamin B3) 0.734 mg Pantothenic acid 0.225 mg Vitamin B6 0.141 mg Axit folic 33 mcg Vitamin C 12.2 mg Vitamin K 14.4 mcg Canxi 37 mg Sắt 1.03 mg Magie 25 mg Mangan 0.216 mg Phốt pho 38 mg Kali 211mg Kẽm 0.24 mg Fluorua 19 mcg
Qua bảng thành phần trên có thể thấy đậu xanh là thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu. Vậy những lợi ích khi bà bầu sử dụng loại hạt này là gì? Cùng tìm hiểu những tác dụng tiêu biểu mà đậu xanh có thể mang lại cho sức khỏe của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ ở phần dưới đây nhé.
Bào thai hình thành khiến cho nhu cầu năng lượng của mẹ bầu cũng cao hơn người bình thường.
Nên việc ăn đậu xanh sẽ giúp bổ sung năng lượng cho bà bầu 3 tháng đầu vì hàm lượng carbohydrate dồi dào trong đậu xanh (6.97g) sẽ làm tăng mức glucose trong máu, cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể.
Xem thêm : Top 5 sữa cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng được ưa chuộng tại Con Cưng
Khi mang thai thể tích máu của mẹ tăng lên 50% do đó, nhu cầu sắt tăng lên để tạo huyết sắc tố mang oxy đến khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Trong 100 g đậu xanh có 1.03 mg sắt. Mẹ bầu ăn đậu xanh sẽ hấp thu sắt vào cơ thể cung cấp cho quá trình tạo máu nuôi bản thân và thai nhi.
Trong thành phần của đậu xanh, chứa hàm lượng axit béo omega-3 có khả năng làm tan các mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch.
Đậu xanh có khả năng hạn chế sự khởi phát của bệnh huyết áp cao nhờ làm giảm mức huyết áp tâm thu, đồng thời làm giảm sự thu hẹp của các mạch máu gây tăng huyết áp.
Vỏ đậu xanh được nghiên cứu có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, một lượng lớn axit amin có trong đậu xanh cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai bà bầu cần tăng thêm 15g đạm/ngày. Trong khi đó, đậu xanh lại chứa hàm lượng chất đạm cao (1.83 mg), nguồn đạm trong đậu xanh có thể so sánh tương đương với nguồn đạm từ động vật.
Đạm trong đậu xanh có nhiều ưu điểm hơn đạm động vật vì không chứa hormone tăng trưởng và ít sử dụng chất bảo quản.
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn tới việc mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng nóng trong người. Đậu xanh có đặc tính mát, không độc nên tác dụng tốt trong việc giải nhiệt, mát gan, tiêu độc.
Trên đây là những lợi ích tiêu biểu của đậu xanh đối với sức khỏe bà bầu. Để đậu xanh có thể phát huy tác dụng của mình, mẹ bầu nên biết cách ăn đậu xanh đúng cách.
Đậu xanh là một loại thực phẩm không độc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này đã được danh y Tuệ Tĩnh ghi chép trong cuốn Nam dược thần hiệu như sau: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng mẹ bầu có thể ăn đậu xanh tùy tiện. Việc ăn đậu xanh không đúng cách có thể gây những tác dụng phụ không như mong muốn. Dưới đây là cách ăn đậu đúng cho các mẹ bầu:
Đậu xanh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong đó, 4 món dưới đây được xem là bổ dưỡng và ngon nhất cho bà bầu 3 tháng đầu.
Xem thêm : Đột Biến Gen Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào? Các Dạng Đột Biến Gen Thường Gặp
Nguyên liệu:
Gia vị: mắm, muối,hạt nêm,hành lá,rau thơm,hàng khô.
Cách thực hiện:
Xem thêm : Đột Biến Gen Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào? Các Dạng Đột Biến Gen Thường Gặp
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: (cho 4 bát chè)
Cách thực hiện:
Xem thêm : Đột Biến Gen Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào? Các Dạng Đột Biến Gen Thường Gặp
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?” là CÓ. Tuy nhiên, mẹ cần ăn với liều lượng vừa phải và phù hợp với thể trạng hiện tại của mình. Nếu bà bầu có những câu hỏi khác về mang thai, thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/02/2024 20:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024