Categories: Tổng hợp

Giải đáp: bầu ăn lá tía tô được không và những lợi ích tuyệt vời của tía tô với thai kỳ

Published by

Nội dung:

1. Bà bầu ăn lá tía tô được không?

2. Những lợi ích tuyệt vời của tía tô với thai kỳ

3. Lưu ý khi bà bầu ăn tía tô

Tía tô được biết đến không chỉ là một gia vị cho món ăn mà hơn thế, nó còn được yêu thích bởi nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, tía tô được tin dùng trong các trường hợp điều trị ngộ độc thực phẩm, cúm, nhiễm virus đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim… Đồng thời tía tô cũng có các đặc tính bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống trầm cảm.

Dẫu vậy, nhiều mẹ bầu – đối tượng nhạy cảm với mọi thứ, đặc biệt là thực phẩm vẫn thắc mắc liệu không biết có bầu ăn lá tía tô được không?

Theo đó, tía tô là một loại thuốc nam bà bầu có thể ăn được và với những mẹ bầu khỏe mạnh hoàn toàn có thể thêm tía tô và khẩu phần ăn hàng ngày và coi đây là một trong những nguồn bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ. Hơn thế, bà bầu ăn tía tô 3 tháng đầu còn đem lại tác dụng giúp dưỡng thai và rất nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Như vừa chia sẻ, tía tô không chỉ là một loại gia vị giúp tăng độ thơm ngon cho món ăn mà còn giúp mẹ bầu nhận được những lợi ích khác nhau. Cụ thể, bà bầu ăn tía tô giúp:

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Theo khoa học, trong tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C… Bên cạnh đó, tía tô còn rất giàu các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt…) là nguồn cung cấp dưỡng chất lý tưởng cho mẹ bầu.

Để bồi bổ dinh dưỡng thì mẹ bầu có được ăn lá tía tô không? Câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể đến quầy thuốc Đông y, mua thang thuốc bổ có thể sắc chung với lá tía tô. Thuốc này bao gồm nhiều loại thảo mộc như ngải diệp; đương quy; hoài sơn; long can; bạch truật; phòng sâm; liên nhục; liên kiều; cam thảo; cẩu tích; đỗ trọng; sơn trà; sinh khương; đại táo… Bầu có được ăn lá tía tô không? Mỗi ngày 1 thang thuốc, uống trong vài ngày mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén.

Tuy nhiên, Nhà thuốc 365 khuyên mẹ nên bổ sung vitamin bầu tổng hợp hoặc sữa bầu Nature One để bổ sung dưỡng chất trong thai kỳ cùng với thêm tía tô vào thực đơn thai kỳ. Bởi những thang thuốc bổ thường phải chế biến cầu kỳ và không phải mẹ bầu nào cũng “hợp” để áp dụng.

Tía tô giúp dưỡng thai

Khi mang thai mẹ bầu đa phần có thể trạng yếu, khiến thai nhi cử động không yên thì bà bầu có thể ăn tía tô để cơ thể khỏe mạnh, sinh con thuận lợi hơn.

Giảm ốm nghén thai kỳ và khó chịu đường tiêu hóa

Có thể mẹ chưa biết, tía tô cũng có công dụng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén, giảm nôn mửa, khó chịu hệ tiêu hóa, ăn uống kém. Bên cạnh đó, khi bà bầu ăn tía tô, tính nhiệt của tía tô có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày của bà bầu.

Kháng khuẩn và chống oxy hóa

Tía tô được đánh giá là loại cây có khả năng chống oxy hóa mạnh, những chất đặc biệt đặc biệt trong tía tô còn có tác dụng tiêu khuẩn, sát trùng, phòng chống ung thư rất mạnh. Ngoài ra, thân cây tía tô còn có thể làm tăng hoạt động của men nội mạc tử cung, rất tốt cho bà bầu.

Điều trị cảm lạnh

Điều trị cảm lạnh có lẽ là công dụng quen thuộc của tía tô được áp dụng nhiều nhất. Dân gian thường dùng lá tía tô để chữa cảm mạo phong hàn, hạ sốt, ho, hen suyễn và các bệnh khác.

Với mẹ bầu bị cảm lạnh không thể dùng thuốc như bình thường có thể sử dụng tía tô để nấu cháo hoặc đun nước xông để bệnh nhanh khỏi hơn.

Giảm phù chân khi mang thai

Phù chân trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Lúc này, mẹ bầu có thể dùng tía tô và nước đun sôi, cho thêm chút muối hạt rồi chờ đến khi nước ấm thì ngâm chân để giảm tình trạng phù nề.

Ngoài ra, ngâm chân bằng nước tía tô còn giúp máu huyết lưu thông, loại bỏ độc tố. Mẹ bầu bị phì chân nên ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giảm đau nhức về đêm và giấc ngủ cũng ngon hơn.

Hỗ trợ chữa các bệnh khác nhau

Ngoài những công dụng trên, lá tía tô còn được chứng minh là có các chức năng khác như thanh nhiệt, giải độc, ức chế sự phát triển của nấm, nâng cao đường huyết, đông máu, thúc đẩy nhu động ruột, an thần, dễ ngủ…

Đồng thời tía tô có tác dụng chữa bệnh ban đào toàn thân, lở ngứa, mụn cóc, sa tử cung, chảy máu, viêm tử cung và các bệnh khác, cũng như điều trị viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính và các bệnh khác.

Tóm lại, các lợi ích nêu trên từ lá tía tô cho bà bầu có thể trả lời cho thắc mắc lá tía tô bà bầu có ăn được không. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên sử dụng tía tô trong thai kỳ và dùng bao nhiêu cũng được mà cần lưu ý để việc sử dụng tía tô an toàn, hiệu quả. Theo dõi phần tiếp theo để biết đáp án nhé!

>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe bà bầu của Nhà thuốc 365

Khi sử dụng tía tô trong thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Bà bầu có uống được nước lá tía tô không? Lá tía tô có vị cay, tính ấm, bà bầu không nên uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày vì có thể bị tăng huyết áp.
  • Bà bầu ăn được lá tía tô không? Theo đó, tía tô có nhiều đặc tính của một vị thuốc dân gian, vì vậy không thể dùng tùy tiện, cũng không nên ăn thường xuyên.
  • Trường hợp mẹ bầu bị cảm nóng (do say nắng hoặc sốc nhiệt) hoặc cơ địa ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên ăn lá tía tô.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn cháo tía tô để giải cảm, nhưng trong trường hợp cảm nhẹ. Vì nếu sử dụng lâu hơn 2 – 3 ngày vì có thể gây mỏi mệt, khó thở, hoa mắt, choáng đầu, tiểu tiện đỏ…
  • Lá tía tô lại không thích hợp dùng cho những người có phong hàn cảm mạo, khí hư suy nhược, mệt mỏi, sốt ra mồ hôi trộm.
  • Trong tía tô chứa một lượng lớn axit oxalic, sẽ tạo ra canxi oxalat và kẽm oxalat khi gặp canxi và kẽm trong cơ thể. Việc lắng đọng quá nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng tạo máu của cơ thể, vì vậy mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và chỉ coi tía tô là một phần trong đó chứ không phải tất cả, cũng tuyệt đối không “thần thánh hóa” công dụng của thai kỳ. Đồng thời mẹ bầu cũng cần bổ sung cả vitamin tổng hợp cho bà bầu để bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt từ chế độ ăn hàng ngày.

Lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầu và còn rất nhiều công dụng khác nữa, nhưng sử dụng nhiều có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế, Nhà thuốc 365 khuyên phụ nữ mang thai nên ăn tía tô nhưng với tần suất hợp lý, đúng cách để có thai kỳ khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Những thực phẩm gây sảy thai mà bà bầu nên chú ý

This post was last modified on 27/03/2024 13:10

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago