Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá. Những giải pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 1 năm 2022 Số:…../HD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Đề tài 5: Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá. Những giải

pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô)

trong việc vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa nhằm phát triển

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế

Tổ: 03 Giảng viên hướng dẫn: Trần Quốc Hoàn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022

Danh sách tổ 03 Môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin Ca 1 Thứ bảy STT MSSV Họ và tên Ghi chú 17 020H0345 Nguyễn Nguyệt Minh Huy 18 220H0360 Nguyễn Phụng Huy 20 020H0343 Hứa Vĩnh Hưng 22 020H0061 Trần Đăng Khương 23 020H0355 Đinh Vũ Phương Linh 24 720H0096 Trần Bảo Linh

Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan Báo cáo cuối kỳ do tổ 03 nghiên cứu và thực hiên. ̣ Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành. Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của nhóm khác.

Các tài liêu được sử dụng trong Báo cáo cuối kỳ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.̣

(Ký và ghi rõ họ tên) Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022 Nhóm thực hiện – Tổ 03

Mục lục

II. Những giải pháp của doanh nghiệp và nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc vận

  • PHẦN MỞ ĐẦU
    • I. Đặt vấn đề/Tính cấp thiết của vấn đề nguyên cứu ……………………………………………………………..
    • II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài …………………………………………………………………
    • III. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………..
    • IV. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………..
  • PHẦN NỘI DUNG
    • I. HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA …………………………………………………..
      • 1. Khái niệm về hàng hóa …………………………………………………………………………………………………
      • 2. Hai thuộc tính của hàng hóa
        • 2 Giá trị sử dụng……………………………………………………………………………………………………….
        • 2 Giá trị hàng hóa……………………………………………………………………………………………………..
        • 2 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa…………………………………………………………….
    • của nền kinh tế. ……………………………………………………………………………………………………………………… dụng hai thuộc tính của hàng hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
      • 1. Đặc điểm thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay ………………………………………………………….
      • 2. Thực trạng hàng hóa Việt Nam hiện nay ……………………………………………………………………….
        • 2 Đối với hàng hóa tiêu thụ trong nước:……………………………………………………………………….
        • 2 Đối với hàng hóa xuất khẩu:…………………………………………………………………………………….
      • vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa …………………………………………………………………………………. 3. Những giải pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc
        • 3 Đối với doanh nghiệp……………………………………………………………………………………………..
        • 3 Đối với nhà nước………………………………………………………………………………………………….
      • 4. Giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế …………….
        • 4 Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa……………………………………………………….
      • Nam hiện nay 5. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt
        • 5 Giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp…………………………….
        • 5 Giải pháp nhằm tăng mức độ phức tạp trong lao động………………………………………………..
        • 5 Chính sách của chính phủ………………………………………………………………………………………
      • 6. Một số giải pháp khác ………………………………………………………………………………………………..
  • PHẦN KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • PHỤ LỤC

kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hóa ở thị trường nước nhà nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

III. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………………..

Nhóm chúng em đã nghiên cứu và phân tích đề tài này trong khoảng thời gian từ ngày 26/12/2021 và kết thúc vào ngày 7/1/2022. Về phạm vi nghiên cứu của chúng em trong bài báo cáo này chính là những cơ sở lý luận về hàng hóa và hai thuộc tính của chúng dựa trên phân tích của Karl Heinrich Marx 1 (Các). Đồng thời kết hợp với những thông tin đã thu thập và tổng hợp được về nền kinh tế Việt Nam để từ đó có thể triển khai và hoàn thành đề tài này.

IV. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………………………..

Nhóm chúng em đã phân chia các đối tượng nghiên cứu thành nhiều bộ phận khác nhau, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận của đối tượng nghiên cứu (cụ thể ở đây là hàng hóa, hai thuộc tính hàng hóa và tính ứng dụng của nó) để từ đó có thể hiểu rõ hơn về đối tượng. Ngoài ra, nhóm em còn thu thập các thông tin, tham khảo trên các phương tiện truyền thông chính thống để có được kết quả nghiên cứu chính xác nhất. Cuối cùng là tổng hợp lại những phân tích của từng thành viên để nhìn nhận và làm thành một bài hoàn chỉnh.

PHẦN NỘI DUNG

I. HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA …………………………………………………..

1. Khái niệm về hàng hóa …………………………………………………………………………………………………

Hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội loài người. Theo quan điểm của Các hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân (hàng tiêu dùng) hoặc nhu cầu sản xuất (tư liệu sản xuất).

1 Karl Heinrich Marx (Các): m t nhà triếết h c, nhà kinh tếế h cộ ọ ọ, nhà s h c, nhà xã h i h c, nhà lý lu n chính tr , ử ọ ộ ọ ậ ị nhà báo và nhà cách m ng ngạ ườ ứi Đ c gốếc Do Thái.

Ngoài ra, hàng hóa ở đây có thể là hữu hình như (gạo, quần áo, sắt thép, thực phẩm, cái bút…) hay ở dạng vô hình như (sức lao động, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế…). Mác cho rằng hàng hóa trước hết phải là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người nhờ vào các tính chất của nó. Do đó, ta có thể rút ra kết luận là một đồ vật muốn trở thành hàng hóa cần phải thỏa mãn 3 yếu tố sau:  Hàng hóa là sản phẩm của lao động  Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người  Thông qua trao đổi, mua bán Bên cạnh đó, hàng hóa còn có thể phân thành nhiều loại khác nhau như: hàng hóa đặc biệt, hàng hóa thông thường, hàng hóa thứ cấp, hàng hóa tư nhân,…

2. Hai thuộc tính của hàng hóa

Theo Mác, dù khác nhau về hình thái tồn tại (vật thể hay phi vật thể) thì mọi thứ hàng hóa đều có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hóa. 2 Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, nhu cầu đó có thể là nhu cầu vât chất hoặ c nhu cầu tinh thần. Không kệ̉ nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp Ví dụ: công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết, gạo để ăn, áo để mặc,…  Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có đặc điểm sau: Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuôc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thànḥ nên hàng hóa đó quy định nhưng nó chỉ thực hiện khi con người tiêu dùng hàng hóa nên giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì không phụ thuộc vào sự thay đổi của phương thức sản xuất.

hàng hóa để tạo ra chúng. Một lượng lao động bằng nhau đã kết tinh tạo ra số lượng giá trị sử dụng trong mối quan hệ trao đổi đó. Nói sâu hơn về mối quan hệ trao đổi, giả sử người thợ dệt làm ra được 1m vải phải mất 5 giờ, còn người nông dân làm ra 8kg thóc cũng mất 5 giờ. Do đó ta có thể thấy hao phí sức lao động của người thợ dệt bằng với hao phí sức lao động của người nông dân. Chính vì điều đó đã tạo ra một cơ sở chung để các hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Tóm lại, hao phí sức lao động để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung để trao đổi được gọi là giá trị hàng hóa. 2 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa Giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị hàng hóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ, nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.  Tính thống nhất Cả hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa. Nếu một vật có giá trị sử dụng, nhưng không có giá trị hàng hóa và ngược lại thì sẽ không được xem là hàng hóa.  Tính đối lập Hai thuộc tính của hàng hóa này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hóa mà là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt là lao động trừu tượng, và lao động cụ thể. Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động”, có nghĩa là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… ) đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó. Quá trình để thực hiện giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng của hàng hóa không thống nhất mà tách rời nhau cả về thời gian lẫn không gian. Giá trị hàng hóa được thực hiện đối với lĩnh vực lưu thông và được diễn ra trước. Giá trị sử dụng sẽ diễn ra sau và thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng.

Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, những thứ họ quan tâm đến là giá trị hàng hoá (lợi nhuận). Ngược lại đối với người tiêu dùng sẽ quan tâm về giá trị sử dụng nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên để có giá trị sử dụng thì người tiêu dùng phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn trong giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng của hàng hóa là một trong các nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất hàng hóa bị dư thừa.

vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa …………………………………………………………………………………. 3. Những giải pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc

của nền kinh tế. ……………………………………………………………………………………………………………………… dụng hai thuộc tính của hàng hóa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

1. Đặc điểm thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay ………………………………………………………….

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam. Sau thời phong kiến, Việt Nam liền bị đô hộ trong thời gian dài. Từ sau khi giải phóng, Việt Nam thực hiện nền kinh tế bao cấp trong khoảng 10 năm nên đã kìm hãm mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế thời bấy giờ dẫn đến ít giao thương với các nước khác, người dân không có động lực làm việc, hàng hóa thiếu thốn. Đồng thời phải kể đến chất lượng giáo dục thấp cộng với đời sống người dân còn nghèo đói, văn hóa còn lạc hậu… Nhận thấy được những khó khăn trước mắt phải đối mặt. Nhà nước đã dần chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trong 30 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, Việt Nam từ nền kinh tế lúa nước (lấy nông nghiệp làm trọng tâm, tự cung tự cấp) đang dần chuyển biến thành nền kinh tế hàng hóa phát triển theo trình tự. Nước ta đang đối mặt với những thử thách cần phải vượt qua nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng hàng hóa, có thể kể đến như cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đồng tiền giá trị chưa cao so với mặt bằng chung, sức mua hàng hóa của người tiêu dùng chưa cao, công nghệ chưa được phát triển, các doanh nghiệp quy mô còn nhỏ,

lượng và giá cả hàng hóa đang dần bão hòa, các doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyển sang cạnh tranh qua dịch vụ bán hàng. Từ chỗ chỉ là hoạt động phụ trợ, dịch vụ hiện nay đã trở thành một ngành kinh doanh và là một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường. Hàng hóa hiện nay vẫn còn tình trạng bị ứ đọng, khó tiêu thụ: Về cơ bản, mặc dù đã có bước chuyển mình đáng kể nhưng thị trường tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn khá ẻo lả và phân tán. Một số hàng hóa trong nước thiếu đi những phương pháp để tiếp cận đến người dân khiến sức mua thấp và hàng hóa bị ứ đọng. Việc các mặt hàng nước ngoài tràn vào và cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nội địa cũng là một bài toán nan giải cho cả doanh nghiệp và chính phủ. Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đang là vấn đề báo động đỏ: Việc tự do thương mại không chỉ mang đến cơ hội mà còn kéo theo đó là những vấn đề đau đầu như buôn lậu hay hàng giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại quý 3 năm 2020, lực lượng chức năng đã phải xử lý hơn 63 vụ buôn lậu mặc dù đã giảm 1% so với cùng kì năm 2019 nhưng vẫn là một con số đáng báo động về tình trạng buôn lậu hàng hóa hiện nay. Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng trực tiếp lên hàng hóa qua nhiều mặt: Hiện nay, COVID-19 đang là vấn đề nhức nhối đối với cả nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Việc đóng cửa doanh nghiệp khiến số lượng hàng hóa được sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, việc khó khăn trong khâu sản xuất còn kéo theo giá cả của hàng hóa tăng một cách chóng mặt. Ngoài sản xuất, việc tiêu thụ cũng đang gặp phải vô vàn khó khăn khi chỉ thị 15,16 của chính phủ được áp dụng khiến người dân không thể ra khỏi nhà và các hàng quán phải đóng cửa. 2 Đối với hàng hóa xuất khẩu: Hàng hóa xuất khẩu đang phát triển nhanh chóng: Với việc hàng loạt các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu được áp dụng, hay việc dỡ bỏ các quy định chồng chéo, kiểm tra chuyên ngành nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

FTA để khai thác thị trường mời. Tất cả những điều trên đang là những yếu tố thúc đẩy cho việc xuất khẩu hàng hóa ngày càng phát triển.

Hàng hóa xuất khẩu còn thiếu sự đa dạng: Mặc dù đang phát triển nhưng hiện nay, nhóm hàng hóa xuất khẩu vẫn còn khá hạn chế về số lượng. Hàng hóa xuất khẩu đa phần là nông phẩm như gạo hay hàng dệt may và các linh kiện, phụ tùng điện tử. Việt Nam hiện nay vẫn đang là nước đang phát triển nên các điều kiện cũng như nguồn lực sản xuất còn hàng chế, thêm vào đó việc một số nước có chính sách vô cùng khắt khe về mặt hàng nhập khẩu như Nhật Bản, Canada, Mỹ cũng là nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu sự đa dạng. Đại dịch COVID-19 đang tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu: Việc phải đóng cửa kinh tế ở các nước trên thế giới và cả Việt Nam đã khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không thể sản xuất cũng không thể xuất khẩu khiến đây là vấn đề đau đầu cho cả chính phủ và doanh nghiệp. 3. Những giải pháp của doanh nghiệp và của nhà nước (chủ thể quản lý vĩ mô) trong việc vận dụng hai thuộc tính của hàng hóa 3 Đối với doanh nghiệp Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chúng ta nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến. Trước hết là nên đầu tư phát triển công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu cũng như mẫu mã để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Tiếp theo đó là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tăng cường công tác quảng bá, xây dựng đội ngũ marketing, các cán bộ kinh doanh quốc tế tại các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy liên kết với các đối tác nước ngoài. Cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó chính là tiếp cận tốt với các kênh phân phối phù hợp ở các thị trường và hình thức khác nhau như : hình thức tập đoàn (EU), hình thức hiệp hội (Mỹ).

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt (đội ngũ cán bộ đàm phán thương mại) là điều vô cùng cần thiết.

Khuyến khích người Việt Nam tin dùng hàng Việt Nam bằng việc kiểm định và trao danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển những lĩnh vực đang thu hút nhiều nhu cầu người dân Việt. Ví dụ như Tập đoàn VinGroup là một trong những tập đoàn thành công khi phát triển những lĩnh vực có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân như: Điện thoại VinSmart, xe hơi VinFast, bất động sản VinHome,…

Đại dịch COVID-19 không ngừng chuyển biến phức tạp, về phía chính chủ thì đang khẩn trương ban hành lệnh và các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân. Ví dụ như giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, miễn giảm các loại thuế không cần thiết. Mặt khác nhà nước cũng nên thường xuyên quản lý kiểm soát tình hình dịch, khống chế kịp thời và giải quyết các tình huống xấu có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người lao động cũng như những tổn thất cho doanh nghiệp.

4. Giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế …………….

4 Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng nhiều mặt hàng ở Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt bởi lượng hàng hóa Trung Quốc về lĩnh vực tiêu dùng, còn lĩnh vực công nghệ cao thì bị ảnh hưởng bởi Mỹ, Nhật cả về giá cả và giá trị.Có thể kể đến những mặt hàng tiêu biểu như:  Mặt hàng tiêu dùng (quần áo): Giá cả cao hơn so với hàng Trung còn giá trị có phần tốt hơn Nguyên nhân: mẫu mã hạn chế, kiểu dáng chưa thực sự thu hút được nhiều phân khúc khách hàng và cách thức tiếp cận người tiêu dùng còn kém.

=> Vậy nên, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này cần chú trọng hơn về mẫu mã song song với chất lượng, tăng cường kêu gọi, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.  Mặt hàng thực phẩm tươi sống (rau, củ,quả): Bị lấn át bởi hàng Trung Quốc chứa chất độc hại, giá thành đắt đỏ. Làm cho hàng Việt Nam bị tụt dốc, giá thành giảm, màu sắc không bắt mắt. Nguyên nhân: đa phần hàng hóa Việt Nam chưa có loại chất bảo quản giữ được sự tươi mới lâu dài như Trung Quốc, khi vận chuyển từ Nam ra Bắc cũng như từ Bắc vào Nam trong vài ngày thì rau quả đôi khi có nhiều vết bầm dập, sần sùi hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến màu sắc. Chính điều đó dẫn đến việc số lượng lớn rau củ quả trở nên thối rửa, gây mất giá. => Xuất phát từ tình hình thực tế trên, hai phương án đề ra sẽ giúp giải quyết nan đề này. Thứ nhất, giảm thời gian vận chuyển nhưng không thể đưa máy bay vào vận chuyển. Thứ hai, cần tìm ra chất bảo quản, để giữ hàng hóa lâu hơn.  Mặt hàng lương thực (cafe, ngũ cốc): Phần lớn xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa được các nước khác chú ý. Chú trọng số lượng hơn chất lượng Nguyên nhân: hàng Việt Nam ở khâu xử lí còn kém, chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng không bằng sản phẩm của các nước khác. => Biện pháp nêu ra là Nhà nước nên thu mua tập trung các mặt hàng nông sản hoặc có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thu mua nông sản để tập trung xử lí nhằm giảm giá thành khâu xử lí, tăng chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẽ thành phần trong sản phẩm và nên có hình phạt thích đáng với những doanh nghiệp sơ sài, chủ quan trong khâu công khai thành phần sản phẩm gây mất uy tín hàng Việt Nam trên thị trường hàng hóa quốc tế.

suất lao động và cần có hệ thống quản lý hiệu quả. Từ đó giá trị hàng hóa sẽ giảm xuống và sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ví dụ như sử dụng công nghệ mới nhất, khuyến khích đào tạo nhân công tại nhà máy để nâng cao trình độ lao động, xây dựng đội ngũ kĩ thuật chất lượng.

Hơn hết, tận dụng các yếu tố về tư liệu sản xuất, các điều kiện thuận lợi tự nhiên nhằm tăng năng suất doanh nghiệp như sử dụng hợp lí các nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ trong nước, đặt nhà máy ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi (như là gần nguồn nguyên liệu, gần trục giao thông, gần nơi tiêu thụ…) để giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được năng suất. Chi phí sản xuất giảm đồng nghĩa với việc giá thành của sản phẩm cũng giảm theo. 5 Giải pháp nhằm tăng mức độ phức tạp trong lao động Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng một phần đến số lượng giá trị của hàng hoá. Trong cùng một thời điểm thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Mọi cải cách, cải tiến đều phải bắt đầu từ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, do đó các doanh nghiêp cần chủ độ ng trang bị cho nhân viên của mình những̣ kiến thức cần thiết để sẵn sàng cho các dự án trong tương lai. Một sản phẩm làm ra để có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết tinh trong đó phải phức tạp và tỉ mỉ. Vì vậy, nâng cao tay nghề, trình độ của lao động rất quan trọng. Hiện nay, đa phần ở nước ta là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Người lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật nhưng lại chưa được đào tạo phù hợp. Đào tạo nghề cho lao động ở nước ta là một trong những giải pháp cần thiết. Doanh nghiệp đầu tư mở các trường dạy nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực, cập nhật tri thức, cho người lao động tiếp cận với những ứng dụng công nghệ tiên tiến… Ngoài bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kĩ năng tay nghề còn phải nâng cao trình độ tổ chức sản xuất khoa học cho người lao động. Cần thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại ngành nghề và còn có thể phổ biến cho các công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường,

kiến thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của nước ta nhằm tạo một lực lượng lao động có đủ khả năng tiếp thu, thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay.

Vậy nên khi trình độ của người lao động tăng cao cũng có nghĩa là lao động phức tạp kết tinh trong hàng hóa tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng chất lượng, mẫu mã phù hợp hơn và đặc biệt là đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đây chính là một trong những điều kiện để giúp tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới.

5 Chính sách của chính phủ Trong thời buổi hội nhập hiện nay, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhà nước đã đề ra một số chính sách:

Để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhà nước trước tiên cần đẩy mạnh hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp. Tiêu biểu trong đó là đẩy mạnh việc giảm chi phí kinh doanh, các chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, bảo hiểm xã hội để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp cũng như nâng cao chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Nhà nước cần phải lên kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất làm việc. Nhà nước cũng cần tạo ra môi trường phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi, hợp tác theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc cho các doanh nghiệp.

Một số ngành trọng điểm phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như: sản xuất oto, dệt may cũng cần đến các chính sách hỗ trợ về giá cả lẫn thủ tục mua bán từ nhà nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ngành vật