Categories: Tổng hợp

Có bầu mấy tháng thì rốn lồi?

Published by

Mẹ bầu chắc chắn sẽ rất lúng túng khi bỗng nhiên thấy chiếc rốn căng ra và nhô lên. Dưới đây sẽ là toàn bộ giải đáp về có bầu mấy tháng thì rốn lồi, mẹ hãy đọc và tham khảo nhé!

Có bầu mấy tháng thì rốn lồi?

Tùy theo cơ địa mỗi người mà các thay đổi cơ thể khi mang thai là khác nhau. Thông thường mẹ có thể gặp hiện tượng rốn lồi, rốn trở nên nhạy cảm hơn, có thể bị thâm đen. Mẹ đừng quá ngạc nhiên khi thấy mình bị rốn lồi trong thời gian mang thai mẹ nhé. Bởi đây là hiện tượng hết sức bình thường do quá trình thay đổi của cơ thể khi bước vào thai kỳ.

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trải qua một sự thay đổi lớn. Trọng lượng cơ thể của mẹ tăng lên đáng kể và tử cung cũng mở rộng khi thai nhi ngày càng lớn lên. Thêm nữa, cơ thể cũng tích trữ nhiều nước hơn, chẳng hạn như dịch nước ối. Tất cả những điều trên khiến tử cung gây sức ép lên lỗ rốn. Kết quả là làm rốn căng và lồi ra ngoài. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu khác rốn lại không có hiện tượng lồi dù bụng mẹ có to hay bé. Điều này cũng hoàn toàn bình thường.

Nhiều mẹ vẫn chưa biết rõ khoảng thời gian rốn sẽ lồi ra, nên muốn tìm hiểu có bầu mấy tháng thì rốn lồi? Khi bụng mẹ lớn hơn và căng ra, rốn sẽ lồi lên tùy vào vóc dáng, vị trí của thai nhi mỗi người chứ không quá phụ thuộc nhiều vào thời gian mang thai. Thông thường, mẹ bầu đến khoảng tháng thứ 3 sẽ có thể gặp hiện tượng rốn lồi. Tuy nhiên, rốn lồi sớm hay muộn cũng phụ thuộc vào độ nông sâu của rốn. Nếu rốn mẹ quá sâu thì sẽ lâu hơn có thể đến tháng thứ 5, 6. Do đó, các mẹ đừng quá băn khoăn mẹ nhé!

Có bầu mấy tháng thì rốn lồi là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Một số câu hỏi về hiện tượng rốn lồi mẹ có thể quan tâm

Sau khi biết về có bầu mấy tháng thì rốn lồi, nhiều mẹ muốn biết rõ hơn về hiện tượng này. Do đó, các mẹ có thể đặt ra một vài câu hỏi dưới đây:

  • Rốn lồi có ảnh hưởng gì không?

Giống như những thay đổi cơ thể khác khi mang thai, rốn lồi là vô hại cũng như không thể tránh khỏi dù mẹ có rốn lõm hay lồi từ trước khi mang thai. Rốn lồi nhiều hay ít thì phụ thuộc vào kích thước của em bé, hoặc mẹ bầu đang mang mấy em bé trong bụng và cả vị trí tử cung trong cơ thể. Do đó, mẹ cần nhớ đây là hiện tượng phổ biến khi mang thai nên không cần quá lo lắng, vì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển rất bình thường.

  • Có cách nào khiến rốn không bị lồi khi mang thai không?

Như đã nói ở trên, việc rốn lồi là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Do đó, mẹ không thể làm bụng bầu ngừng lớn lên cũng như không khiến rốn không lồi lên được. Thậm chí, nhiều người sinh ra đã có rốn lồi và khi mang bầu rốn lồi cao hay thấp là điều mẹ không thể biết trước được.

Mẹ không thể làm rốn không lồi trong thời gian mang thai mẹ nhé

  • Sau sinh rốn có xẹp xuống không?

Sau khi sinh, vùng da xung quang rốn có xu hướng lỏng lẻo hơn nên rốn vẫn chưa thể xẹp ngay như trước khi mang bầu. Nhưng khoảng sau 2 – 3 tháng sau khi sinh, rốn mẹ khi đó sẽ về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, một vài trường hợp hiếm gặp, rốn của mẹ có thể không về hoàn toàn như ban đầu. Trong trường hợp này, mẹ cần lưu ý thăm khám bác sĩ để có thể được tư vấn nhé!

Cách chăm sóc vùng rốn và da bụng cho mẹ bầu

Rốn lồi thường sẽ khiến vùng da này của các mẹ tiếp xúc nhiều với bụi bẩn và vi khuẩn nhiều hơn. Nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ, khi rốn mẹ lồi ra ngoài nhiều nhất. Lúc này, việc chăm sóc vùng da quanh rốn và da bụng luôn mềm mại, sạch sẽ là điều rất cần thiết. Dưới đây là một vài gợi ý về cách chăm sóc vùng da bụng mẹ có thể tham khảo:

  • Mẹ cần vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ hàng ngày và mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh để cơ thể đổ mồ hôi hay đọng mồ hôi ở vùng rốn khiến cho tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng những loại sữa tắm phù hợp với da nhạy cảm, ưu tiên sử dụng những sản phẩm cấp ẩm cho da an toàn và hiệu quả.
  • Không gãi mạnh hoặc cào xước phần da quanh rốn. Khi vệ sinh vùng da này mẹ cần thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay bởi có thể gây ra tổn thương.

Ngoài những lưu ý trên thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng rất quan trọng. Cung cấp đủ dưỡng chất từ rau củ quả, ngũ cốc, trứng, sữa, các loại thịt,… sẽ giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ cũng cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống khoa học cùng với viên uống bổ sung canxi, acid folic, DHA, sắt cho bà bầu,… giúp mẹ đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.

Viên sắt và axit folic cho mẹ bầu nhập khẩu châu Âu

Bài viết đã giúp mẹ có được thông tin hữu ích cho thắc mắc có bầu mấy tháng thì rốn lồi. Rốn lồi là thay đổi rất bình thường của cơ thể khi mang thai và thời gian xuất hiện đối với các mẹ là khác nhau. Thêm vào đó, để giúp bổ sung dưỡng chất đúng cách nhất, mẹ đừng bỏ qua bài uống sắt xong ăn hoa quả được không mẹ nhé!

This post was last modified on 09/03/2024 02:53

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago