Xem thêm : Tại sao nên làm nhà thông minh càng sớm càng tốt?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tế bào tuyến giáp không thể sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp cơ thể cần. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình thường gặp nhất:
- Người bệnh mắc viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp xơ teo, viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh thường hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Người bệnh phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp ở người bệnh có nhân tuyến giáp, bệnh Basedow hay ung thư tuyến giáp. Trường hợp người bệnh cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ dẫn đến suy giáp và trường hợp chỉ cắt bỏ 1 phần thì phần còn lại sẽ có nhiệm vụ sản xuất ra đủ hormone tuyến giáp để giữ cho nồng độ hormone trong máu giữ mức bình thường.
- Người bệnh đang điều trị bức xạ bệnh Basedow, ung thư đầu – cổ được điều trị xạ trị, bướu nhân độc được điều trị bằng iốt phóng xạ,…điều này có thể mất một phần hoặc toàn bộ chức năng của tuyến giáp.
- Trong một số trường hợp người bệnh bẩm sinh đã có không có tuyến giáp hoặc chỉ hình thành được 1 phần tuyến giáp, tuyến giáp bị lạc chỗ 1 phần hoặc toàn bộ và hoạt động không bình thường.
- Người bệnh bị viêm tuyến giáp có thể do do nhiễm virus hoặc tự miễn dịch. Điều này có thể làm cho tuyến giáp giải phóng toàn bộ hormone tuyến giáp dự trữ vào máu cùng một lúc, khiến tuyến giáp hoạt động quá nhiều gây ra cường giáp trong thời gian ngắn và khiến tuyến giáp trở nên hoạt động kém dẫn đến suy giáp.
- Sử dụng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp như: interferon alpha, amiodarone, lithium, interferon alpha,…..
- Chế độ ăn uống quá nhiều hoặc quá ít i ốt. Bời vì, i ốt góp phần rất quan trọng cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, chúng được hấp thụ qua máu đến tuyến giáp, vì thế việc sử dụng i ốt vừa đủ giúp cho việc sản xuất hormone tuyến giáp ở mức cân bằng và ngược lại nếu lạm dụng i ốt có thể làm gia tăng suy giáp.
- Tuyến yên bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp do tuyến yên kích thích tuyến giáp bài tiết ra các hormone.. Vì thế, khi tuyến yên bị tổn thương có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone ở tuyến giáp.
Ngoài ra có thể do một số rối loạn hiếm gặp xâm nhập vào tuyến giáp như bệnh sarcoidosis có thể lắng đọng u hạt, bệnh amyloidosis có thể lắng đọng protein amyloid, bệnh huyết sắc tố có thể lắng đọng sắt ở tuyến giáp…
Bạn đang xem: Bị bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 13:50