Categories: Tổng hợp

Bị gãy tay kiêng ăn gì, nên ăn gì giúp giảm đau, mau lành?

Published by

Bị gãy tay kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì chính là thắc mắc phổ biến được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, ăn uống có chọn lọc, tiêu thụ thực phẩm một cách khoa học trong thời gian điều trị gãy tay không những góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục, mà còn giúp duy trì sức khỏe xương khớp về lâu dài. Vậy người bị gãy tay nên ăn gì, kiêng gì để xương mau lành? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương tay

Ngoài việc cung cấp đầy đủ năng lượng, chế độ ăn cho người gãy tay cần tăng cường các dưỡng chất tốt cho xương như vitamin D, K, canxi, kẽm, protein, magie,… Những dưỡng chất này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình liền xương, giúp người bệnh phục hồi hiệu quả. Ngoài ra, để tránh sưng viêm và cản trở quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng cho người gãy tay cũng nên hạn chế các thực phẩm gây kích ứng và ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của cơ thể.

Bị gãy tay kiêng ăn gì để mau liền?

Người bị gãy tay kiêng ăn gì để hạn chế sưng viêm và giúp xương mau liền? Câu trả lời chính là nên hạn chế các thực phẩm có ảnh hưởng không tốt lên khả năng hấp thụ canxi, thúc đẩy các phản ứng sưng viêm bên trong cơ thể. Dưới đây là một số món ăn cần tránh, trả lời cho câu hỏi gãy tay kiêng ăn gì:

1. Bị gãy tay kiêng ăn thức ăn mặn

Theo nghiên cứu, hấp thụ natri quá mức có thể tăng cường bài tiết canxi qua đường nước tiểu, từ đó làm chậm quá trình tái tạo và liên kết xương. Không những vậy, natri còn có khả năng tích nước, làm tăng áp lực cơ thể lên xương, khiến các vết nứt lâu lành. Vì vậy, các món ăn mặn, chứa nhiều natri nên được hạn chế trong thực đơn cho người gãy tay.

2. Bị gãy tay không nên ăn đồ ngọt

Người bị gãy tay kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe? Câu trả lời chính là kiêng đồ ngọt, bởi thực phẩm ngọt làm tăng nguy cơ gây thừa cân – béo phì, tạo áp lực lên khung xương và làm trầm trọng hơn những tổn thương đang tồn tại trong xương. Vì vậy, người bị gãy tay không nên ăn gì quá ngọt, điển hình như: dứa, lựu, nho, chanh dây, lê, bánh kẹo, nước ngọt công nghiệp,…

4. Gãy tay nên kiêng uống rượu bia

Uống nhiều rượu bia làm tăng mức độ căng thẳng oxy hóa trong các cơ quan nội tạng. Để chống lại tình trạng này, cơ thể phải liên tục sản sinh ra cortisol – một loại hormone giúp kiểm soát các gốc tự do. Tuy nhiên, nồng độ cortisol tăng cao lại có khả năng cản trở sự tái tạo ở mô xương, khiến xương lâu lành. Do đó, để không làm gián đoạn quá trình hồi phục, người bị gãy tay cần kiêng tiêu thụ các thức uống có cồn.

5. Tránh uống cà phê khi bị gãy xương tay

Cà phê chứa hàm lượng cao caffeine. Trong khi đó, người bị gãy tay không nên ăn gì chứa caffeine bởi hợp chất này có thể hạn chế khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, làm chậm quá trình hồi phục của xương. Ngoài ra, caffeine cũng có khả năng làm tăng nhịp tim, gây rối loạn tuần hoàn máu, cản trở quá trình lưu thông máu và khiến các vết thương lâu lành. Vì vậy, để xương phục hồi nhanh chóng, không chỉ cà phê mà các thực phẩm chứa caffeine khác như trà, nước tăng lực, socola,… cũng nên được hạn chế trong thực đơn cho người gãy tay.

6. Trà đặc không tốt cho người bị gãy tay

Trà đặc nằm trong danh sách gãy tay kiêng ăn gì bởi thức uống này chứa hợp chất gây ức chế canxi. Theo đó, alkaloids từ lá trà có khả năng cản trở hấp thụ canxi, đồng thời kích thích cơ thể bài tiết khoáng chất này, dẫn đến hiện tượng loãng xương, mất xương và xương gãy khó lành. Vì vậy, người bị gãy tay nên kiêng uống trà đặc trong quá trình điều trị để tránh kéo dài thời gian phục hồi.

7. Hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ có thể cản trở trực tiếp quá trình hấp thụ canxi và tốc độ chữa lành của xương. Ngoài ra, tiêu thụ quá mức loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tạo áp lực cho xương và các vết nứt. Do đó, trả lời cho câu hỏi gãy tay kiêng ăn gì, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ sẽ là những món ăn đầu tiên mà bạn cần ưu tiên hạn chế tiêu thụ trong thực đơn hàng ngày.

Bị gãy tay nên ăn gì cho mau lành?

Ngoài việc hạn chế các thực phẩm trong danh sách người gãy tay kiêng ăn gì, đối tượng này cũng cần tăng cường các dưỡng chất bổ xương như canxi, protein, vitamin D, C, K, kali, magie,… Cụ thể:

1. Bị gãy tay nên ăn thực phẩm giàu canxi

Canxi là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của khung xương. Vì vậy, bổ sung canxi sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục và giúp xương chắc khỏe sau khi lành. Một số thực phẩm giàu canxi bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), đậu nành, hạt lanh, hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, bông cải xanh,…

2. Gãy tay nên ăn thực phẩm giàu protein

Tương tự canxi, protein cũng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình liên kết các vết nứt gãy ở xương. Dưỡng chất này có khả năng hỗ trợ các mô xương tái tạo, từ đó giúp xương phục hồi nhanh chóng và hiệu quả. Để tăng cường hấp thụ protein từ chế độ dinh dưỡng, bạn có thể ăn: thịt gà bỏ da, nạc bò, nạc lợn, các loại cá và các loại đậu.

3. Gãy tay ăn thực phẩm nhiều vitamin D cho mau lành

Vitamin D trong cá hồi, mực, sữa tươi,.. có khả năng hỗ trợ ruột non hấp thụ tối đa canxi từ khẩu phần ăn. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng góp phần cải thiện chức năng cơ bắp và hệ miễn dịch, giúp nâng đỡ xương và bảo vệ các vết nứt, gãy khỏi tác nhân gây hại. Vì vậy, dù không tác động trực tiếp đến quá trình lành xương, vitamin D vẫn là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà cho người bị gãy tay không nên bỏ qua.

4. Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sinh collagen

Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản sinh collagen, từ đó thúc đẩy quá trình liên kết xương, giúp người bị gãy tay phục hồi nhanh chóng. Để hấp thụ vitamin C, bạn có thể bổ sung: cam, kiwi, bưởi, dâu tây, dứa,.. vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

5. Người bị gãy tay nên ăn thực phẩm giàu chất sắt

Các tế bào xương cần hàm lượng lớn oxy để đẩy nhanh quá trình tái tạo và liên kết. Lúc này, bổ sung các thực phẩm giàu sắt như nạc lợn, nạc bò, trứng, sữa, các loại đậu và cá,… sẽ góp phần cải thiện mật độ hồng cầu, giúp máu vận chuyển nguồn oxy dồi dào đến các vùng chịu chấn thương. Nhờ đó, khung xương có thể được chữa lành nhanh chóng và rút ngắn thời gian nằm viện.

6. Thực phẩm giàu kali tốt cho người bị gãy tay

Theo nghiên cứu, kali có khả năng ngăn chặn tình trạng mất xương, xương dễ gãy và xương gãy khó lành. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu kali như rau lá xanh, hoa quả tươi, trứng, sữa,…không chỉ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành ở người gãy tay mà còn giúp xương chắc khỏe sau khi hồi phục.

7. Người gãy tay nên ăn thực phẩm giàu magie

Magie, khi kết hợp với canxi, có tác dụng kích thích sản sinh mô xương và giúp xương mau lành. Một số thực phẩm giàu magie không thể thiếu trong thực đơn cho người gãy tay bao gồm: sữa, đậu nành, quả bơ, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, rau mồng tơi, cải xanh, khoai lang,…

8. Thực phẩm nhiều kẽm giúp xương tay mau lành

Kẽm có khả năng kích thích hoạt động của alkaline phosphatase – một enzyme giúp thúc đẩy tần suất hình thành mô xương mới trong cơ thể. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng có tác dụng hỗ trợ vitamin D hoạt động hiệu quả. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như: thịt đỏ, cua, sò, ốc, đậu xanh, đậu nành, sữa, trứng,… sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi của xương.

9. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 giúp hình khung xương

Người bị gãy tay ăn gì giàu vitamin B6 không chỉ giúp điều hoà canxi mà còn góp phần kiểm soát homocysteine trong máu – nguyên nhân hàng đầu cản trở xương hồi phục. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 tốt cho người bị gãy tay là: chuối, ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, cải bắp, thịt bò nạc,…

10. Thực phẩm giàu vitamin B12 giúp xương tay mau lành

Thiếu hụt vitamin B12 có thể ức chế quá trình xương tái liên kết, làm giảm mật độ khoáng chất trong xương. Vì vậy, để tạo điều kiện cho quá trình hồi phục diễn ra tối ưu, người gãy tay nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B12 như: các loại hạt, đậu, nạc bò, nạc lợn, trứng và dầu thực vật,…

11. Thực phẩm giàu folate tốt cho người gãy tay

Folate (hay vitamin B9) có khả năng ức chế homocysteine – một loại axit amin được chứng minh có thể bám trên bề mặt xương, làm suy giảm mật độ khoáng chất trong xương. Do đó, để xương hồi phục hiệu quả, người bị gãy tay nên bổ sung folate từ thực phẩm, chẳng hạn như như: cải bó xôi, cải bắp, măng tây, đậu nành, hạt lanh,…

12. Bị gãy tay nên ăn thực phẩm giàu photpho

Cùng với canxi, photpho chính là thành tố tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng cấu trúc xương. Vì vậy, để tối ưu quá trình hồi phục, người bị gãy tay cũng nên chú trọng hấp thụ thêm photpho từ thực phẩm, chẳng hạn như: lúa mạch, hạt óc chó, hạt bí, hạt dẻ, hạt hướng dương, trứng, sữa, bông cải xanh,…

12 thực phẩm tốt cho người gãy tay

Dưới đây là 12 thực phẩm tốt cho người bị gãy tay được chuyên gia khuyến cáo nên thêm vào thực đơn hàng ngày:

1. Bị gãy tay nên ăn các sản phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm liên quan (sữa chua, phô mai,…) chứa hàm lượng lớn canxi và protein – hai dưỡng chất quan trọng giúp hình thành nên mạng lưới mô liên kết (collagen) và tinh thể khoáng hóa (hydroxyapatite) trong xương. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa cũng chứa nhiều vitamin D – một dưỡng chất giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Do đó, để xương nhanh lành, người bệnh nên bổ sung sữa và các chế phẩm liên quan, chẳng hạn như: sữa tươi tiệt trùng, sữa tách béo, sữa chua, phô mai,… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

2. Người gãy tay nên ăn các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành là một nguồn protein và canxi dồi dào. Vì vậy, tiêu thụ các sản phẩm từ loại đậu này (đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, dầu đậu nành,..) cũng có khả năng hỗ trợ quá trình liền xương. Đặc biệt, đối với người gãy tay có tiền sử rối loạn dung nạp lactose, sữa đậu nành có thể là lựa chọn phù hợp để thay thế cho sữa động vật trong thực đơn hàng ngày.

3. Hạt bí

Hạt bí là một thực phẩm giàu magie. Trung bình 50g hạt bí sấy khô có thể cung cấp khoảng 296 mg magie, tương đương với 70% nhu cầu khuyến nghị magie hàng ngày. Với hàm lượng magie dồi dào, hạt bí có thể kích thích mô xương tái tạo nhanh chóng để “trám đầy” vết đứt gãy. Vì thế, nếu bạn vẫn còn phân vân chưa biết người bị gãy tay nên ăn gì thì hãy cân nhắc bổ sung hạt bí vào khẩu phần ăn của mình.

4. Các loại hạt tốt cho người bị gãy tay

Các loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt dẻ,… là nguồn protein và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp kích thích tái tạo tế bào xương và bảo vệ vị trí đứt gãy khỏi sưng viêm. Vì vậy, tiêu thụ các loại hạt cũng là một phương án đáng cân nhắc, giúp bạn trả lời cho câu hỏi gãy tay ăn gì cho mau lành.

5. Ớt chuông

Từ 50 g ớt chuông, bạn có thể hấp thụ khoảng 74 mg vitamin C, tương đương với 80% nhu cầu hàng ngày. Hàm lượng vitamin C dồi dào khiến thực phẩm này có công dụng mạnh mẽ trong việc kích thích sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình lành xương. Do đó, đối với bệnh nhân gãy tay cần bổ sung vitamin C, ớt chuông có thể là sự lựa chọn phù hợp cho chế độ ăn của bạn.

6. Đậu đen

Bên cạnh protein, người bệnh có thể hấp thụ hàm lượng lớn kali và folate từ các món ăn chứa đậu đen. Cụ thể, 100 g loại đậu này thường cung cấp khoảng 1483 mg kali và 444 mcg folate, lần lượt tương đương với 32% và 111% nhu cầu hàng ngày. Vì vậy, tiêu thụ đậu đen không chỉ hỗ trợ liền xương, mà còn bảo vệ các chấn thương khỏi sưng viêm và giúp xương chắc khỏe sau khi lành.

7. Thịt nạc là thực phẩm tốt cho người gãy tay

Thịt động vật là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh dành cho người gãy tay bởi chúng chứa đủ cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần, trong đó bao gồm lysine và threonine – hai loại axit amin có tác động trực tiếp lên sức khỏe xương khớp. Cụ thể, lysine có khả năng tăng cường hấp thụ canxi, còn threonine lại giúp hình thành collagen – mô liên kết của xương. Vì vậy, để xương mau liền, người bệnh nên bổ sung các loại thịt như lợn, bò, gà,… vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt ưu tiên phần thịt nạc, ít mỡ và cholesterol.

8. Cá béo tốt cho người bị gãy tay

Ngoài công dụng kích thích tái tạo mô xương của protein, các loại cá béo còn có khả năng kháng viêm nhờ chứa nhiều axit béo omega-3. Do đó, bổ sung các loại cá béo, điển hình như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,… vào chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần giảm đau, kiểm soát tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng và giúp xương mau liền.

9. Cải xoăn (kale)

Trung bình 100 g cải xoăn có thể cung cấp khoảng 52% nhu cầu vitamin C và 162% nhu cầu vitamin K hàng ngày. Bên cạnh công dụng tăng cường collagen của vitamin C, vitamin K trong cải kale cũng được chứng minh là có vai trò quan trọng đối với xương khớp.

Dưỡng chất này trực tiếp tham gia vào hoạt động chuyển hóa các axit amin liên quan tới xương, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng “thất thoát” canxi trong quá trình chữa lành xương. Vì vậy, cải kale không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi, mà còn giúp củng cố và duy trì sức khỏe xương khớp về lâu dài.

10. Trứng là thức ăn tốt cho người gãy tay

Gãy tay ăn gì cho mau lành? Bên cạnh thực phẩm giàu canxi, người bệnh cũng nên cân nhắc các món ăn chứa nhiều vitamin D (điển hình như trứng) bởi vitamin D là dưỡng chất có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Cụ thể, 100 g trứng luộc có thể cung cấp khoảng 11% nhu cầu vitamin D khuyến nghị hàng ngày. Do đó, bổ sung trứng vào thực đơn có thể giúp quá trình chữa lành xương diễn ra hiệu quả hơn.

11. Nho

Tương tự cải xoăn, nho cũng sở hữu hàm lượng lớn vitamin K. Cụ thể, 178 g nho có khả năng đáp ứng khoảng 25% nhu cầu vitamin K hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, tiêu thụ loại quả này trong quá trình điều trị sẽ giúp xương lành nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro tái gãy về sau.

12. Mùi tây

Mùi tây cũng là một sự lựa chọn tốt trong danh sách gãy tay ăn gì cho mau lành. Bởi lẽ, loại rau này sở hữu hàm lượng cao vitamin C và K. Theo đó, một bó rau mùi tây 30 g có thể cung cấp khoảng 44% nhu cầu vitamin C và 410% nhu cầu vitamin K khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành. Vì vậy, để hỗ trợ xương mau lành, mùi tây sẽ là thực phẩm mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.

Dịch vụ tư vấn thiết kế thực đơn cho người gãy xương tay

Để thiết kế thực đơn cho người bị gãy tay, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, tình trạng vết mổ và cơ địa của người bệnh,… Quá trình này có thể đòi hỏi một khoảng thời gian dài tìm hiểu và thử nghiệm các loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy, nếu không có nhiều thời gian mà vẫn mong muốn sở hữu một chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Thông qua dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt tại Nutrihome, bạn sẽ được kiểm tra sức khoẻ và tư vấn xây dựng thực đơn ăn uống toàn diện, phù hợp theo nhu cầu của bản thân; từ đó, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi bị gãy xương.

Xuyên suốt quá trình hoạt động, Nutrihome luôn tự hào là một trong những phòng khám dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam chuyên tư vấn dinh dưỡng cho người gặp các vấn đề về chấn thương xương khớp. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Một số lưu ý trong chế độ chăm sóc và phục hồi sau gãy tay

Trên hành trình điều trị gãy xương, ngoài việc quan tâm đến người bị gãy tay kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc và phục hồi để giúp xương mau lành. Cụ thể, bạn cần:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Trong vòng ít nhất 4 tuần đầu sau khi bó bột hoặc mổ, người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh tác động vật lý đến phần xương bị gãy để vết thương có thời gian hồi phục. Lúc này, bạn cũng chưa cần phải “ép” bản thân cố tập luyện các bài tập xương khớp quá sớm;
  • Thực hiện các bài tập xương khớp: Kể từ tuần thứ 5 sau mổ / bó bột hoặc khi được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tập luyện các bài tập xương khớp nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng các thiết bị hỗ trợ cứng như nạng, nẹp để trợ lực cho xương;
  • Duy trì hoạt động của hệ cơ: Bên cạnh các bài tập liên quan đến xương khớp, người bệnh cũng cần rèn luyện các vùng cơ / khớp xung quanh vết thương để phòng ngừa chứng cứng khớp hoặc dị hóa cơ bắp (teo cơ);
  • Tái khám định kỳ: Sau khi phục hồi, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ định của bác sĩ về cách chăm sóc xương khớp tại nhà, cũng như tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn trả lời cho câu hỏi bị gãy tay kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ kiến thức hữu ích để giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ xương mau chóng phục hồi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến gãy tay kiêng ăn gì hoặc gãy tay nên ăn gì để mau lành, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được các chuyên gia giải đáp kịp thời. Chúc bạn mau chóng hồi phục!

This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:07

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

8 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

8 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

10 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

11 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

16 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

16 giờ ago