ĐẶC ĐIỂM CỦA NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hoá ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ). Vì vậy, ở những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, nặng lực pháp luật dân sự cũng được quy đinh khác nhau.

Trong cùng một hình thái kinh tế xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau (năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hoà Pháp khác với năng lực pháp luật dân sự của công dân Vương quốc Anh…).

Trong cùng một nước, cùng một hình thái kinh tế – xã hội, vào những thời điểm lịch sử khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đường lối, chính sách của giai cấp thống ttị trong xã hội đó mà nội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính ttị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch sử đó. Ví dụ: Trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai; từ năm 1980 đến năm 1992, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai; từ năm 1992, cấ nhân có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật đất đai năm 2013 và BLDS năm 2015.

– Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Năng lực pháp luật dân sự eủa cá nhẫn không bi hạn chế bôi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiên đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.

Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật dân sự của công dân không thể bình đẳng với lí do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền và nghĩa vụ. Cho nên, công dân chi bình đẳng về khả năng hưởng quyền mà không bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như người không có năng lực hành vi không phải bồi thường thiệt hại…). Nhìn về hình thức có thể thấy được cơ sở của ý kiến ưên nhưng như ttên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và người khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ). Mặt khác, theo lí luận của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình đẳng. Ví dụ: Người khổng có năng lực hành vi không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông qua hợp đồng, không có quyền làm đại diện…

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS năm 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dãn sự của cá nhân không thế bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định”. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau:

+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. Ví dụ: người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp luật có quy định khác..

+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dự. toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.

Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này – khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản…).

– Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự

Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Đe biến những “khả năng” này thành các quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó vẫn chỉ tồn tại dưới dạng “khả năng” mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể được. Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhân dân. Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó. Nhà nước tạo mọi điều kiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những “khả năng” đó trở thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điều kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụ thể.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 1900636292.