Categories: Tổng hợp

Bị vết thương hở ăn đậu xanh được không? Ăn như thế nào?

Published by

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi vết thương. Ăn uống đúng cách, khoa học giúp vết thương nhanh lành, hạn chế gây sẹo mất thẩm mỹ. Vậy bị vết thương hở ăn đậu xanh được không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Seoul Spa để tìm hiểu chính xác câu trả lời nhé!

Bị vết thương hở ăn đậu xanh được không?

Với thắc mắc “Bị vết thương hở ăn đậu xanh được không?”, chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bị vết thương hở ăn đậu xanh bình thường. Trong bất kỳ giai đoạn trước khi phẫu thuật hay sau khi phục hồi, đậu xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe và nên có trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Thành phần đậu xanh giàu hàm lượng vitamin B6, vitamin K, chất xơ, khoáng chất gồm: magie, sắt, kali, photpho dồi dào. Ngoài ra, đậu xanh còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa, axit folic có tác dụng bảo vệ da, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm và ngừa sẹo.

Chính vì vậy, bạn có thể ăn đậu xanh khi bị vết thương hở và loại thực phẩm này không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng.

Bị vết thương hở ăn đậu xanh giúp vết thương nhanh lành

Ngoài đậu xanh có thể bạn còn thắc mắc:

  • Vết thương ăn măng có bị sẹo lồi không?
  • Vết thương hở có kiêng ăn thịt gà không?

Đậu xanh có công dụng gì đối với người có vết thương hở?

Đối với những người có vết thương hở, ăn đậu xanh sẽ mang lại những công dụng gồm:

Hỗ trợ kháng viêm

Theo nghiên cứu, trong 100gr đậu xanh chứa đến 4,8 mg vitamin C có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ vết thương hở khỏi virus, vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp vết thương nhanh lành và không bị thâm, sạm, đen hoặc lên sẹo.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng chất sắt, kẽm trong đậu xanh giúp cơ thể hấp thu dễ dàng các dưỡng chất từ bên ngoài, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, các tế bào bị thương nhanh chóng phục hồi nhờ hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp đủ, kịp thời. Ngoài ra, chất sắt còn thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu trong máu, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh chóng.

Ăn đậu xanh để tăng cường hệ miễn dịch

Tốt cho hệ tiêu hóa

Đậu xanh có tính mát, giàu chất xơ nên tốt cho quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra, đậu xanh cũng dễ dàng được chế biến thành các món ăn mềm giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, người có vết thương hở ăn uống dễ dàng hơn.

Hướng dẫn sử dụng đậu xanh đúng cách khi bị vết thương hở

Bị vết thương hở ăn đậu xanh được không và cách ăn như thế nào mới đúng? Để đậu xanh vừa phát huy được tối đa công dụng vừa hạn chế tác dụng phụ không mong muốn, dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng đậu xanh đúng chuẩn như sau:

  • Cách chế biến: Với người bệnh vừa phẫu thuật cần ưu tiên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và tốt cho vết thương. Vì vậy, khi chế biến đậu xanh cần chú ý nấu thành các món lỏng như cháo hoặc súp, có thể kết hợp cùng thịt bằm hoặc rau củ quả để món ăn thêm ngon miệng.
  • Thời điểm ăn đậu xanh là vào buổi trưa, buổi chiều hoặc dùng thay thế bữa xế, dùng làm món tráng miệng. Không nên ăn đậu xanh khi bụng đói vào sáng sớm, tối muộn bởi đậu xanh có tính hàn, khi ăn lúc đói không tốt cho dạ dày.
  • Tần suất ăn đậu xanh từ 2 đến 3 lần/tuần, mỗi lần chế biến không quá 200gr.
Chú ý ăn đủ lượng đậu xanh được khuyến cáo mỗi tuần

Lưu ý khi ăn đậu xanh

Mặc dù đậu xanh mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý một số điểm dưới đây khi sử dụng đậu xanh như:

  • Ăn đủ tần suất và hàm lượng tiêu chuẩn: Việc ăn đậu xanh quá nhiều có thể khiến cơ thể không kịp tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi.
  • Những người có hệ tiêu hóa kém cũng cần hạn chế ăn đậu xanh để tránh bị đau bụng khi đến ngày kinh nguyệt hoặc gây ra một số các bệnh phụ khoa.
  • Những người có thân nhiệt lạnh, dễ bị đau nhức hạn chế ăn đậu xanh bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và dễ bị tái phát.
  • Khi đang uống thuốc Đông y thì không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh có tính kháng thuốc.
  • Không nên bỏ vỏ đậu xanh khi chế biến vì vỏ đậu có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ về danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn gì khi bị vết thương hở để thiết kế thực đơn khoa học, lành mạnh.
Giữ lại vỏ đậu xanh khi chế biến

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm dễ khiến vết thương gây nhiễm trùng, lở loét, lâu lành hoặc lên sẹo mà bạn cần kiêng khi vết thương hở lên da non tránh ăn:

Rau muống: ăn rau muống khi bị vết thương hở có thể thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen. Từ đó các lớp da non bị thừa và đùn lên hình thành sẹo lồi mất thẩm mỹ.

  • Thực phẩm có lượng đường cao: ăn quá nhiều đường có thể cản trở đến quá trình lành thương.
  • Hải sản: khi bị vết thương hở ăn hải sản dễ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
  • Đồ nếp: vết thương hở tích độc tố, thể hàn, khi ăn thực phẩm giàu chất dẻo sẽ khiến tình trạng mưng mủ, sưng viêm nặng hơn. Để lâu dài dễ gây sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò: Thịt bò được biết đến là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, protein cho cơ thể nhưng lại là tác nhân chính khiến vết thương hở bị sẫm màu, thâm sạm và lên sẹo xấu.
  • Thịt gà: Theo bác sĩ, trong giai đoạn lên da non bởi thịt gà có thể khiến vết thương ngứa ngáy. Khi bạn vô tình gãi lên vết thương sẽ khiến quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn, dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm.
  • Trứng: Trong giai đoạn tái tạo vết thương cần đặc biệt kiêng trứng bởi thành phần của trứng có đặc tính thúc đẩy tăng sinh collagen. Việc tăng sinh collagen quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lồi ở vết thương.
  • Sữa đã tách kem: Uống sữa đã tách kem có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể và làm mất cân bằng hệ thống miễn dịch.
Chú ý kiêng các nhóm thực phẩm không tốt cho vết thương hở

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bị vết thương hở ăn đậu xanh được không. Có thể nói, đậu xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe và quá trình lành thương sau phẫu thuật. Tuy nhiên bạn cần chú ý ăn với hàm lượng vừa phải đồng thời chú ý tránh một số thực phẩm không tốt quá trình phục hồi của vết thương.

This post was last modified on 01/03/2024 02:37

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago