Nha đam ngoài tác dụng giải nhiệt, mát gan còn có hiệu quả cải thiện hoạt động tiêu hóa, nhuận tràng. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nên cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm này. Bà bầu ăn nha đam được không và nên dùng thế nào cho đúng, bài viết thông tin về vấn đề này.
Công dụng của nha đam
Nha đam là một nguyên liệu thường được sử dụng trong dân gian để chế biến thành chè nha đam, sữa chua nha đam, nước mát… Trong đó tác dụng chính của nha đam là thanh nhiệt, giải khát, chữa chứng táo bón và tăng hoạt động nhu động ruột. Ngoài ra nha đam còn giúp làm dịu vùng da bị thương, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả. Những công dụng của nha đam được y học ghi nhận gồm có:
Bạn đang xem: Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước…)
- Chữa lành vết thương
Nha đam có 2 phần chính là lớp vỏ và gel nha đam bên trong. Phần bên trong nha đam có màu trong suốt và kết cấu như thạch được gọi là gel nha đam. Các nghiên cứu cũng đã công nhận gel nha đam có khả năng làm lành da nhanh hơn đến 9 ngày, nhờ đó mà gel nha đam thường được sử dụng như một loại thuốc bôi ngoài da, giúp làm lành nhanh các vết thương do bỏng nhẹ. Đồng thời khả năng chống viêm nhiễm ngoài da của gel nha đam cũng được đánh giá cao hơn một số loại thuốc thông thường.
- Giảm sưng, tấy đỏ ở nướu
Nha đam tốt cho răng lợi, điều này đã được khẳng định trong một số nghiên cứu của các nhà khoa học. Thực tế, người ta cũng sử dụng gel nha đam làm thành phần chính trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng chiết xuất lô hội hoặc nước lô hội có thể thay thế an toàn và hiệu quả cho nước súc miệng. Hàm lượng vitamin C có trong nha đam tự nhiên hỗ trợ ngăn chặn các mảng bám, ức chế chảy máu, sưng lợi hiệu quả.
- Nhuận tràng, chống táo bón
Tác dụng nhuận tràng của nha đam được biết đến rộng rãi trong dân gian. Nha đam được so sánh như một vị “thuốc” nhuận tràng tự nhiên nên nha đam có hiệu quả tốt trong chống táo bón và hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bất cứ thực phẩm nào khi được dùng nhiều cũng có thể phát sinh các phản ứng người lại. Tình trạng tiêu chảy xảy ra phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai khi sử dụng nước nha đam thường xuyên.
- Dưỡng da và làm mờ vết thâm
Nha đam có những công dụng hữu hiệu trong lĩnh vực làm đẹp. Trong đó, thành phần acid cinnamic, vitamin và acid folic đến từ gel nha đam có khả năng loại bỏ các lớp tế bào chết. Khi làn da được thông thoáng, không còn tế bào chết sẽ giúp kích thích sản sinh tế bào mới và tái tạo làn da mịn màng, trắng sáng, hồng hào hơn.
- Tăng cường miễn dịch
Sử dụng gel nha đam cũng hỗ trợ miễn dịch được hoạt động mạnh mẽ. Nha đam có khả năng thúc đẩy nhanh tốc độ hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời giúp lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Các chất chống viêm trong gel nha đam có thể hỗ trợ tốt hoạt động của các kháng thể, đồng thời giúp vô hiệu hóa các vi khuẩn gây hại. Nhờ công dụng này mà gel nha đam thường được dùng làm thuốc chữa chứng nhiễm trùng, tăng cường hàng rào miễn dịch cho cơ thể.
- Thanh nhiệt, thải độc
Nha đam được biết đến như một nguyên liệu thường xuyên có mặt trong các món chè, nước giải nhiệt. Trong Đông y ghi nhận, nha đam có hiệu quả thanh lọc độc tố, giải nhiệt và lọc máu rất tốt. Chính vì vậy nên người ta thường sử dụng nha đam để nấu chè, chế biến các loại thức uống mát gan… Vào mùa hè bạn có thể chế biến nha đam thành các loại thức uống thanh nhiệt, giúp cho cơ thể luôn mát mẻ, dễ chịu.
Bà bầu ăn nha đam được không?
Xem thêm : BÁNH TRUNG THU Givral since 1950
Mặc dù nha đam là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối tượng phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam. Nếu sử dụng thường xuyên, nha đam có thể gây ra các cơn co thắt tử cung và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đáng tiếc cho người mẹ và thai nhi.
Thành phần anthraquinon có trong nha đam là một chất xổ mạnh. Trong đó các loại thuốc nhuận tràng có chứa nha đam sẽ làm giảm lượng điện phân trong cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể mẹ bầu mất nước, nguy hiểm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên một số nghiên cứu cũng khẳng định nếu bà bầu chỉ sử dụng lượng nha đam tương đối sẽ đảm bảo an toàn trong thai kỳ. Tốt nhất bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tác hại của nha đam đối với sức khỏe thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ nên kiêng tuyệt đối những món ăn từ nha đam như sữa chua, nước nha đam, chè nha đam… Các món ăn này có thể gây ra một số phiền toái ảnh hưởng đến thai kỳ của mẹ bầu. Cụ thể những ảnh hưởng mẹ bầu sẽ phải đối mặt gồm có:
Kích thích tử cung co thắt: Một số thông tin cho rằng việc bà bầu ăn nha đam sẽ khiến cho tử cung co thắt. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu, cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sảy thai tự nhiên. Bà bầu tuyệt đối không nên ăn sữa chua nha đam hay uống nước nha đam trong giai đoạn này để phòng tránh nguy hiểm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Tụt huyết áp: Tình trạng tụt huyết áp trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Nha đam là một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp, bà bầu có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đổ mồ hôi, hoa mắt… Tình trạng huyết áp thấp cũng sẽ cản trở việc đưa các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi.
Giảm lượng Kali trong máu: Nha đam có thể gây tụt giảm nồng độ kali trong máu nhanh chóng. Việc đi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy do bà bầu sử dụng quá nhiều nha đam có thể gây mất nước, từ đó dẫn đến tình trạng hạ Kali trong máu. Dấu hiệu nhận biết hạ Kali là tình trạng mệt mỏi đột ngột, yếu cơ, chuột rút… Trong thai kỳ, hạ kali máu thường xuyên dễ gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm như liệt cơ hoặc mất phản xạ gân xương.
Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhiều nha đam có thể kích thích nhu động của ruột già và gây tiêu chảy liên tục, nguyên nhân đến từ thành phần chất anthraquinone tương đối lớn từ gel nha đam. Trong y học, chất này chỉ được khuyến khích dùng với số lượng nhỏ khi bổ sung vào cơ thể, dùng nhiều hơn sẽ khiến bà bầu đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ: Người bị tiểu đường thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm, do đó để tránh xảy ra tình trạng nhu động ruột tăng, hoặc rối loạn tiêu hóa xảy ra, thai phụ cần hạn chế dùng nha đam nếu cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Một số hoạt chất có trong gel nha đam có thể gây ra sự sụt giảm chỉ số đường huyết nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Đối với phụ nữ đang cho con bú, hạn chế sử dụng nha đam vì những hoạt chất từ thực phẩm này có thể đi vào sữa mẹ. Bởi vì nha đam có chức năng nhuận tràng cao và có thể gây hại hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn.
Sử dụng nha đam thế nào hợp lý?
Nha đam có chứa một số chất không phù hợp với người đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên không vì vậy mà bà bầu có thể gặp nguy hiểm khi “lỡ miệng” dùng nha đam. Nếu dùng với lượng vừa đủ thì thực phẩm này không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu muốn sử dụng nha đam, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có thể sử dụng nha đam với liều lượng được khuyên dùng. Nếu dùng làm thuốc thì bà bầu không dùng hơn 1/2 kg nha đam khô. Nếu sử dụng để chế biến món ăn thì liều lượng cho phép không quá 100g gel nha đam mỗi ngày.
Ngoài ra khi dùng nha đam nấu chè, bà bầu cần phải lau rửa lá nha đam thật kỹ. Nên chế biến phần thịt nha đam chín hẳn. Bằng cách này có thể hạn chế tối đa các độc tính có trong nha đam. Thai phụ không dùng nha đam hoặc các món có nha đam khi bụng đói, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Nha đam không được khuyến khích dùng nhiều khi mang thai nhưng đây lại là nguyên liệu cung cấp các chất dưỡng da hiệu quả. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, gel nha đam có hiệu quả chữa rạn da rất nổi bật. Bà bầu chỉ cần bóp nhẹ lá nha đam tươi để lấy phần gel của lá, sau đó dùng phần gel này nhẹ nhàng thoa lên vùng da bạn muốn cải thiện. Sau đó để phần gel thấm vào da từ 15 – 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Ngoài ra bà bầu cũng có thể kết hợp nha đam với các loại dầu như dầu olive, dầu dừa để tạo thành một hỗn hợp dưỡng da, giúp làn da săn chắc hơn trong thai kỳ. Đây là công thức dưỡng da tự nhiên có thể thay thế cho các loại mỹ phẩm. Mỗi ngày bà bầu dùng hỗn hợp bôi trực tiếp lên vết rạn da. Áp dụng công thức này thường xuyên sẽ giúp phòng tránh và giảm thiểu tình trạng rạn da trong thai kỳ.
Những loại nước uống có thể thay thế cho nước nha đam?
Sở dĩ nước nha đam được nhiều bà bầu yêu thích vì tính mát, dễ uống và giúp khắc phục chứng táo bón thai kỳ khá hiệu quả. Nếu như không thể dùng nước nha đam thường xuyên, bà bầu có thể thay thế bằng những loại thức uống giải nhiệt khác. Một số loại nước uống ngon miệng trong mùa nóng phù hợp với bà bầu sau:
- Nước cam, chanh, quýt hoặc bưởi: Đây là những loại nước uống giúp bà bầu giải khát nhanh chóng. Những loại nước này cung cấp 1 lượng lớn vitamin C và chất sắt tốt cho sức khỏe bà bầu. Ngoài ra thành phần axit folic trong nước trái cây còn giúp sức khỏe của mẹ ổn định và thai nhi phát triển tốt hơn.
- Sinh tố sữa chua: Một cách bổ sung dinh dưỡng đơn giản cho bà bầu trong bữa sáng là các loại sinh tố trái cây. Trong trường hợp thai phụ bị ốm nghén 3 tháng đầu có thể uống sinh tố hoa quả để bù đắp dinh dưỡng. Nó vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, vừa đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
- Nước dừa: Nước dừa là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định uống nước dừa giúp bà bầu cân bằng lại lượng nước ối và cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên bà bầu chỉ nên uống nước dừa khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Với những thông tin được chia sẻ trên, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn nha đam được không của nhiều người mẹ đang trong thai kỳ. Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc xây dựng những thói quen trong ăn uống và chăm sóc khoa học trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể.
Bài viết liên quan: 10+ thực phẩm giàu axit folic – Tốt cho phụ nữ mang thai
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp