Khối ngành Kinh tế luôn nằm trong số những khối ngành “hót hòn họt”, được nhiều thí sinh trên cả nước lựa chọn vào mỗi kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, trong rất nhiều các trường đào tạo ngành Kinh tế, nổi bật hơn cả là “BIG 4 trường Kinh tế miền Bắc”. Cùng Langmaster “đặt lên bàn cân” để xem chất lượng đào tạo, các ngành học, học phí và điểm chuẩn 2023 của các trường này nhé!
“BIG 4 Kinh tế miền Bắc” là thuật ngữ dùng để chỉ bốn trường đại học nổi tiếng với chất lượng đào tạo ngành kinh tế hàng đầu tại khu vực phía Bắc, bao gồm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Trường Đại học Ngoại thương (FTU), Học viện Tài chính (AOF) và Học viện Ngân hàng (BA).
Lý do cho tên gọi này là trong quá trình hình thành và phát triển, bốn trường này đã khẳng định vị thế của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Sinh viên tại những trường này không chỉ xuất sắc về kiến thức chuyên môn, mà còn thể hiện sự nhiệt huyết và sáng tạo. Chính điều này đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với các học sinh mong muốn “gia nhập” vào cộng đồng tại những trường đại học danh giá này. Trung bình, thí sinh cần đạt ít nhất 8,5 điểm/môn trong kỳ thi THPT Quốc gia để có thể trúng tuyển.
Tổng quan về Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU):
Được thành lập vào năm 1956, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã trở thành một trường đại học trọng điểm quốc gia và là ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh tại Việt Nam.
Trường đóng vai trò quan trọng là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu và tư vấn chính sách kinh tế quốc gia, chuyển giao công nghệ quản lý và quản trị. Trong đó, NEU đào tạo rất nhiều ngành trong lĩnh vực Kinh tế, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng….
Nhìn chung, NEU đào tạo chuyên sâu về học thuật cho sinh viên. So với các trường kinh tế khác thì mức độ học thuật, khái quát ở các môn học của NEU khá cao và nhiều trường đại học cũng thường xuyên tham khảo sách của NEU. Sinh viên NEU được đánh giá có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo vững vàng và khi ra trường rất nhiều người đã trở thành lãnh đạo cấp cao của nhà nước, lãnh đạo của các tập đoàn lớn.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Tỷ lệ sinh viên NEU tốt nghiệp ra trường có việc làm theo thống kê mới nhất dao động trong khoảng 84,24% – 97,73%. Trong đó, tỷ lệ cao nhất thuộc về các ngành: Khoa học máy tính (97,73%), tiếp theo đó là Quản trị nhân lực (94,59%), Marketing (94,16%), Quản trị du lịch lữ hành (93,06%), Quản trị khách sạn (92,86%)…
Học phí: Với hệ đào tạo đại học chính quy đại trà K65 (tuyển sinh năm 2023), học phí Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến dao động từ 1.6000.000 – 2.200.000 đồng/sinh viên/tháng, tương đương 16.000.000 – 22.000.000 đồng/sinh viên/năm học (10 tháng).
XEM THÊM: REVIEW ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN – NEU CÓ GÌ HOT?
Bảng điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2023:
Xem thêm : Có bầu uống thuốc tẩy giun được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tổng quan về Trường Đại học Ngoại thương (FTU):
Trường Đại học Ngoại thương (FTU) được thành lập vào năm 1960, ban đầu là một bộ môn thuộc Khoa Quan hệ quốc tế dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Ngoại giao, được đặt tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).
Sau nhiều năm phát triển, FTU đã trở thành một trong những ngôi trường hàng đầu cả nước về lĩnh vực kinh tế, với mũi nhọn đào tạo là các ngành liên quan đến kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh.
Trường Đại học Ngoại thương có đa dạng ngành học và chuyên ngành. Một số ngành học điển hình bao gồm: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,…
Khác với sự tập trung vào lĩnh vực học thuật như ở NEU, FTU có xu hướng chú trọng vào việc phát triển và trang bị kỹ năng cho sinh viên. Theo đánh giá của nhiều sinh viên từng theo học tại đây, chương trình học tại FTU không tập trung quá mức vào lý thuyết như nhiều trường kinh tế khác, mà hướng đến việc tạo ra trải nghiệm thực tế và khuyến khích tư duy về kinh tế và kinh doanh ở sinh viên.
Ngoài ra, sinh viên tại FTU cũng luôn được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động như thuyết trình, làm việc nhóm, nghiên cứu trường hợp, lập kế hoạch kinh doanh, và học các kỹ năng quan trọng như quản lý thời gian, tổ chức công việc, giao tiếp,…
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Theo báo cáo về tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) ghi nhận tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp dao động trong khoảng từ 95,65% đến 99,29%. Cụ thể, tỷ lệ cao nhất thuộc về ngành Kinh doanh Quốc tế với mức 99,29%, tiếp theo là Ngôn ngữ Trung với tỷ lệ 98,15%. Các ngành khác như Kế toán Kiểm toán, Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật… đạt tỷ lệ việc làm từ 97% đến 98%. Ngành có tỷ lệ thấp nhất tại FTU là Ngôn ngữ Pháp, với mức 95,65%.
Ngoài ra, thông tin cho thấy rằng khu vực làm việc chính của các sinh viên tốt nghiệp từ FTU sau khi ra trường chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Học phí Đại học Ngoại thương trong năm học 2023-2024 sẽ được áp dụng như sau:
Theo thông tin từ nhà trường, dự kiến học phí của các chương trình sẽ được điều chỉnh hàng năm và không quá 10% tăng so với năm trước.
XEM THÊM: REVIEW ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – NƠI TỎA SÁNG TÀI NĂNG CỦA BẠN
Bảng điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương (trụ sở chính Hà Nội) năm 2023:
Tổng quan về Học viện Tài Chính (AOF):
Học viện Tài chính (AOF) được thành lập thông qua việc sáp nhập của ba đơn vị: Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.
Với quá trình phát triển và nỗ lực không ngừng, Học viện Tài chính đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và đạt vị thế hàng đầu trong khối trường kinh tế tại Việt Nam. AOF có thế mạnh đặc biệt trong việc đào tạo các ngành Kế – Kiểm, Tài chính – Kinh tế.
Hiện tại, AOF đào tạo nhiều ngành như Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin kinh tế (Tin học tài chính Kế toán), Tiếng Anh tài chính và Kinh tế.
Xem thêm : Hé lộ những cách uống bia không say, lâu say và nhanh tỉnh táo
Cho đến thời điểm hiện tại, Học viện Tài chính đã đào tạo ra hơn 300 tiến sĩ, hơn 5.000 thạc sĩ và gần 100.000 cử nhân kinh tế đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành các chính trị gia nổi tiếng và đảm nhận các vị trí quan trọng.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Theo dữ liệu phản hồi từ 3.807 sinh viên năm 2022, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp là 98,39%. Trong số này, 80,57% sinh viên đã tìm được việc làm trong khoảng thời gian dưới 3 tháng sau khi tốt nghiệp. Nhiều sinh viên đã có cơ hội làm việc ngay từ khi thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Học phí dự kiến cho năm học 2023-2024 tại Học viện Tài chính như sau:
XEM THÊM: REVIEW TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH: “SANG – XỊN – MỊN” ĐÁNG MƠ ƯỚC
Bảng điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023:
Tổng quan về Học viện Ngân hàng (BA):
Học viện Ngân hàng, trước đây là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng, được thành lập vào năm 1961. Đây là một trường đại học công lập đa ngành, thuộc sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, cùng với phân hiệu Bắc Ninh, phân hiệu Phú Yên và cơ sở đào tạo tại Sơn Tây. Hiện AOF có hơn 16.000 sinh viên đang theo học.
Năm 2017, Học viện Ngân hàng đã đạt các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam và tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, giúp trường đứng trong số các trường dẫn đầu tại lĩnh vực Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng. Năm 2019, chương trình cử nhân Kế toán – Kiểm toán tại Học viện Ngân hàng đã được kiểm định thành công và chính thức được công nhận bởi Hội Kiểm toán viên hành nghề Australia (CPA Australia).
Hiện tại, Học viện Ngân hàng đang có nhiều chương trình đào tạo đa dạng như Tài chính – Ngân hàng chất lượng cao, Kế toán – Kiểm toán chất lượng cao, Kế toán, Quản trị kinh doanh chất lượng cao, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế và Kinh tế.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường: Dựa trên thống kê gần đây nhất, tỷ lệ trung bình sinh viên tốt nghiệp từ Học viện Ngân hàng có việc làm đạt 92,44%. Trong đó, ngành Tài chính – Ngân hàng có tỷ lệ cao nhất (93,56%), sau đó là ngành Kế toán (93,41%). Ngành Hệ thống thông tin quản lý đứng cuối bảng với tỷ lệ 90,43%.
Học phí: Từ khóa tuyển sinh sau tự chủ tài chính (từ 1.7.2023) tại Học viện Ngân hàng, mức học phí sẽ được áp dụng trong khoảng từ 680.000 đến 725.000 đồng cho mỗi tín chỉ.
XEM THÊM: REVIEW HỌC VIỆN NGÂN HÀNG, NGÔI TRƯỜNG MƠ ƯỚC CỦA SINH VIÊN
Bảng điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2023:
Như vậy, có thể thấy cả 4 trường Đại học trong BIG 4 trường Kinh tế miền Bắc đều là những ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu, theo đó là tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Chính vì vậy, nếu bạn đang có ý định theo đuổi các ngành học trong lĩnh vực Kinh tế, đừng quên tham khảo những trường Đại học này nhé. Langmaster chúc bạn đạt được nguyện vọng Đại học như ý muốn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…