Categories: Tổng hợp

Dùng Povidine trị mụn được không? Cách sử dụng Povidine để trị mụn hiệu quả

Published by

Ngoài tác dụng sát khuẩn, Povidine còn được biết đến với tác dụng trị mụn. Tuy nhiên, hiệu quả của việc sử dụng Povidine trị mụn còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về thuốc đỏ trị mụn.

Thuốc đỏ Povidine trị mụn được không?

Trước khi trả lời thắc mắc thuốc đỏ Povidine trị mụn được không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài nét về thuốc sát trùng Povidine bạn nhé.

Sơ lược về dung dịch sát khuẩn Povidine

Thuốc đỏ Povidine là một trong những dung dịch sát trùng vết thương ngoài da được sử dụng phổ biến hiện nay. Với thành phần là povidon iod – phức hợp của povidon và iod, giúp kéo dài tác dụng sát khuẩn, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại. Cụ thể:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm, đặc biệt là một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da như Streptococcus, E.coli, Staphylococcus, Proteus…
  • Tiêu diệt vi nấm, siêu vi, nấm men và động vật đơn bào.

Dung dịch Povidine được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Sát khuẩn để dự phòng nhiễm khuẩn vết trầy, vết xước, vết cắt và vết bỏng nhỏ.
  • Sát khuẩn da trước phẫu thuật.
Povidine nổi bật với tác dụng sát khuẩn

Thuốc Povidine thấm được qua da và thải trừ qua nước tiểu. Hấp thụ toàn thân phụ thuộc vào vùng và tình trạng sử dụng thuốc (diện rộng, niêm mạc, da, vết thương, các khoang của cơ thể). Khi được sử dụng làm dung dịch rửa các khoang trong cơ thể, toàn bộ phức hợp cao phân tử povidon iod cũng có thể sẽ được cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên thuốc sẽ được lọc giữ bởi hệ liên võng nội mô mà không được chuyển hóa hay đào thải qua thận.

Dùng Povidine trị mụn được không?

Với công dụng nêu trên, nhiều chị em không khỏi thắc mắc liệu rằng thuốc đỏ Povidine trị mụn được không hay bôi thuốc đỏ có hết mụn không?

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh Povidine có thể trị được mụn. Mặt khác, các nghiên cứu chỉ ra nếu sử dụng thuốc đỏ trị mụn không đúng cách có thể gây vỡ cấu trúc da cũ, từ đó khiến da bị oxy hóa, mất protein và acid béo, dẫn đến hoại tử da và xuất hiện mụn.

Trên thực tế, việc nặn mụn có thể làm sạch nhân mụn nhưng lại tác động gây tổn thương da. Lúc này, Povidine được sử dụng để sát khuẩn nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm trên da và phòng ngừa tái phát mụn. Đây chính là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng Povidine trị mụn được.

Thuốc đỏ Povidine trị mụn được không là thắc mắc của nhiều người

Cách sử dụng Povidine để trị mụn hiệu quả

Dùng Povidine trị mụn được không? Câu trả lời là không bạn nhé. Như đã trình bày ở trên, Povidine chỉ có tác dụng sát khuẩn. Vậy sử dụng thuốc đỏ như thế nào để đạt được hiệu quả khi trị mụn?

Liều dùng của Povidine phụ thuộc chủ yếu dạng bào chế, tình trạng nhiễm khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn. Thuốc Povidine được bào chế dưới dạng dung dịch, có thể bôi trực tiếp lên da hoặc pha loãng với nước hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để rửa các vết thương ngoài da.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng Povidine trị mụn, bạn cần chú ý đến thời điểm sử dụng Povidine. Trong điều trị mụn, Povidine thường được sử dụng để sát khuẩn dụng cụ trước nặn mụn và sát khuẩn da sau khi nặn mụn. Vì sao vậy?

  • Khi nặn mụn, bạn phải dùng tay cùng các dụng cụ chuyên dụng để nặn mụn. Việc rửa sạch tay bằng xà phòng và sát trùng dụng cụ nặn mụn bằng Povidine trước khi nặn mụn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trên đó nhằm đảm bảo an toàn cho làn da.
  • Việc nặn mụn sẽ ít nhiều gây tổn thương da và có thể gây chảy máu. Lúc này, bạn hãy thấm một lượng vừa đủ Povidine vào bông gòn và chấm lên vùng da vừa nặn mụn. Việc bôi thuốc đỏ sau khi nặn mụn sẽ giúp sát khuẩn lại cho vùng da, từ đó giúp da nhanh khô, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và hạn chế vết thâm sau nặn mụn.
Povidine được dùng để sát khuẩn da sau khi nặn mụn

Lưu ý khi dùng Povidine để trị mụn

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được cách sử dụng Povidine để trị mụn hiệu quả rồi phải không? Vậy để đảm bảo an toàn cũng như đạt được tác dụng tốt nhất, bạn cần lưu ý những gì khi sử dụng Povidine để trị mụn?

Khi sử dụng Povidine trị mụn, bạn cần nắm được một số lưu ý sau đây:

  • Tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia da liễu trước khi sử dụng Povidine để trị mụn.
  • Chọn mua dung dịch sát trùng Povidine tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Povidine.
  • Thuốc sát trùng Povidine chống chỉ định đối với những trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong dung dịch Povidine.
  • Khi sử dụng Povidine, bạn chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ, tránh việc lạm dụng Povidine bởi việc sử dụng quá nhiều Povidine có thể gây tổn thương da và bào mòn da.
  • Tránh để Povidine tiếp xúc trực tiếp với mắt để tránh gây tổn thương cho mắt.
  • Trong quá trình sử dụng Povidine, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nhiễm acid chuyển hóa, tổn thương chức năng thận, giảm năng giáp, giảm bạch cầu trung tính, viêm da do iod, xuất hiện các đốm xuất huyết dưới da… Lúc này bạn cần dừng sử dụng Povidine và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được thăm khám cũng như có hướng khắc phục kịp thời.
  • Đối với những trường hợp người bệnh có tiền sử suy thận nặng, đang điều trị bằng lithium, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng Povidine.
  • Tương tác của Povidine: Tác dụng kháng khuẩn của Povidine sẽ giảm khi có protein và kiềm, xà phòng không làm mất tác dụng của Povidine. Povidine khi tương tác với hợp chất thủy ngân có thể gây ăn da. Thuốc sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và một số thuốc sát khuẩn khác. Đặc biệt, Povidine có thể gây cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
  • Sau khi dùng xong, bạn nhớ đậy nắp thuốc sát trùng Povidine thật kỹ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu trước khi sử dụng Povidine để trị mụn

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề Povidine trị mụn được không và cách sử dụng Povidine để trị mụn hiệu quả mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết hôm nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích.

Chúc bạn luôn có sức khỏe dồi dào và đừng quên truy cập kênh sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé.

Xem thêm:

  • Rửa vết bỏng bị vỡ bằng gì? Các cách sơ cứu vết bỏng an toàn
  • Những loại thuốc sát trùng vết thương hở phổ biến hiện nay
  • Những cách rửa vết thương bằng Povidine an toàn, hiệu quả

This post was last modified on 09/05/2024 20:07

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

3 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago