Hiện nay, có rất nhiều người chọn xuất khẩu lao động sang một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản,.. để có cơ hội việc làm cũng như gia tăng thu nhập, ổn định cuộc sống hơn. Tuy nhiên, thủ tục đi xuất khẩu lao động lại là một vấn đề. Vậy, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp không? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp không.
1.Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì?
Trước khi tìm hiểu việc xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp không, chủ thể cần biết được xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những yêu cầu gì. Cụ thể:
Bạn đang xem: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp?
Yêu cầu về độ tuổi khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Người lao động nằm trong độ tuổi từ 18-35 tuổi là đã đủ điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản. Ngoại trừ một số đơn hàng hợp đồng 1 năm hay đơn hàng giặt là có thể tuyển lao động đến tuổi 40. Tùy vào từng đơn hàng, nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ yêu cầu về độ tuổi khác nhau.
Yêu cầu về ngoại hình đi Nhật
– Đối với nam: chiều cao 160cm trở lên, nặng 50kg trở lên
– Đối với nữ: chiều cao 148cm trở lên, nặng 40kg trở lên
– Ngoại hình cân đối, không mập quá hay gầy quá.
Yêu cầu điều kiện sức khỏe để đi Nhật
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt. Chính vì thế, người lao động cần đi khám sức khỏe trước khi tham gia chương trình. Những lao động bị mắc các bệnh như lao phổi, mù màu, viêm gan B… đều không đủ điều kiện tham gia chương trình.
Yêu cầu kinh nghiệm làm việc
Tùy vào từng đơn hàng mà có thể yêu cầu kinh nghiệm làm việc hay không cần kinh nghiệm. Thường thì các đơn hàng lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí, hoàn thiện nội thất đều không yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Những đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm làm việc được kể đến như hàn xì, tiện, may mặc…
Yêu cầu về chi phí khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chi phí đi Nhật phụ thuộc vào đơn hàng mà người lao động lựa chọn: đơn hàng 1 năm hay 3 năm; đơn hàng trong nhà xưởng hay ngoài nhà xưởng.
Tất cả các khoản chi phí đi Nhật người lao động cần hoàn thành trước khi xuất cảnh sang Nhật làm việc.
Tham khảo thêm quy trình thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản tại bài viết: Quy trình thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản
2.Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp không?
Vấn đề xuất khẩu lao động có cần bằng cấp không được giải đáp như sau:
Xem thêm : Học bổ túc là gì? Tốt nghiệp cấp 3 học bổ túc có thi đại học được không?
Câu trả lời chính là có. Bằng cấp cũng là yếu tố giúp bạn lựa chọn đơn hàng khi sang Nhật làm việc. Ngoài yêu cầu về khả năng ngoại ngữ, hầu hết các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản đều đòi hỏi trình độ học vấn. Thực tế, chỉ cần tốt nghiệp cấp 2 là bạn đã đủ điều kiện đi Nhật Bản làm việc. Theo thống kê, có khoảng 30% số lượng đơn hàng không yêu cầu người tham gia phải có bằng cấp 3.
Tuy nhiên, ngoài bằng cấp và ngoại ngữ ra thì các doanh nghiệp Nhật Bản còn đánh giá và lựa chọn lao động dựa trên nhiều yếu tố khác như tính chăm chỉ, siêng năng, hòa đồng, kinh nghiệm làm việc, khỏe mạnh, khéo léo… Sự nỗ lực làm việc, sự nhiệt huyết với công việc, tính trách nhiệm bao giờ cũng được đánh giá cao hơn bằng cấp và trình độ học vấn khi làm việc tại Nhật Bản.
Thời gian có thể đi Nhật Bản xuất khẩu lao động có thể tham khảo tại bài viết: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được bao nhiêu năm?
3.Hồ sơ đi Nhật Bản gồm những giấy tờ gì?
Sau khi đã được giải đáp thắc mắc xuất khẩu lao động Nhật Bản cần bằng cấp không, chủ thể cần biết được hồ sơ đi Nhật Bản bao gồm những giấy tờ gì.
Đối với những ứng viên đạt điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì cần chuẩn bị những loại giấy tờ quan trọng sau đây:
- Giấy khám sức khỏe đạt chuẩn
Giấy khám sức khỏe đi Nhật được cấp bởi những bệnh viện đủ điều kiện khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Có thể được kể đến
Miền Bắc: bệnh viện Tràng An, bệnh viện Giao thông vận tải, bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Xanh Pôn…
Miền Nam: bệnh viện Chợ Rẫy, Vạn Hạnh, An Sinh, Thống Nhất…
Miền Trung: bệnh viện Trung Ương Huế, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị…
- Sơ yếu lý lịch
Người lao động có thể mua một bộ hồ sơ tại các cửa hàng văn phòng phẩm hay các hiệu tạp hóa và lấy ra tờ sơ yếu lý lịch. Sau đó, điền đầy đủ thông tin các nội dung trong sơ yếu lý lịch. Tiếp đến là xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi bạn cư trú.
- Giấy xác nhận dân sự
Giấy xác nhận dân sự được cấp bởi công an xã, phường nơi người lao động cư trú. Giấy xác nhận dân sự hợp lệ là giấy có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có xác nhận của công an xã.
- Bằng tốt nghiệp cao nhất, chứng minh thư, giấy khai sinh phô tô công chứng.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi Ủy ban nhân dân xã, phường nơi người lao động cư trú. Trường hợp người lao động đã kết hôn thì photo công chứng giấy đăng ký kết hôn. Trường hợp đã ly hôn cần photo công chứng giấy xác nhận ly hôn của tòa án.
- Ảnh thẻ
Người lao động nên chuẩn bị ảnh thẻ với nhiều kích thước khác nhau.
Lưu ý khi chụp ảnh thẻ: nền trắng, áo sáng màu, đầu tóc gọn gàng, nam thắt cavat.
Vậy, đi Nhật Bản có cần hộ chiếu không? Tham khảo tại bài viết về hộ chiếu đi Nhật Bản
4.Câu hỏi thường gặp
4.1. Không có bằng cấp 3 đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng nào?
Hiện tại, có khá nhiều các đơn hàng không đòi hỏi tiêu chí cao về trình độ học vấn, bằng cấp. Có thể kể đến như đơn hàng xây dựng, may mặc… Những đơn hàng này người lao động chỉ cần có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm làm việc và sự chăm chỉ.
Xem thêm : TỘI ĐE DOẠ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC
Trường hợp không có bằng cấp lẫn tay nghề thì bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể tham gia các đơn hàng về nông nghiệp, giặt là, vệ sinh tòa nhà, đơn hàng 1 năm… Chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, có mong muốn được làm việc tại đất nước Nhật Bản thì hoàn toàn có thể đăng ký tham gia.
4.2.Những lí do nào nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?
Thu nhập ổn định
Hiện nay, mức lương cơ bản dành cho các Thực tập sinh sang Nhật làm việc sẽ dao động từ 140.000 – 170.000 yên/tháng (tương đương 28-35 triệu đồng). Mức lương này chưa bao gồm thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ, tăng ca hay các khoản phụ cấp hỗ trợ khác.
Được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ như người bản xứ
Bên cạnh mức lương hấp dẫn thì Thực tập sinh Nhật Bản còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ và quyền lợi lao động đi kèm tương tự như người lao động bản xứ. Bao gồm được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lương hưu, được Nghiệp đoàn Nhật Bản hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn, được nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ đúng theo quy định của công ty và Chính phủ Nhật Bản.
Được làm việc tại Nhật đến 5 năm và có thể quay lại lần 2 sau khi về nước
Theo quy định mới của Chính phủ Nhật Bản thì kể từ ngày 1/11/2017, Thực tập sinh tất cả các ngành đều sẽ được làm việc tối đa tại Nhật là 5 năm nếu đáp ứng đủ các điều kiện lao động bắt buộc. Đối với người lao động đã hoàn thành chương trình Thực tập sinh và về nước có thể tiếp tục quay lại Nhật lần 2 nếu thực hiện thủ tục chuyển sang chương trình Kỹ năng đặc định Tokutei.
Đa dạng ngành nghề để lựa chọn
Hiện nay, ở Nhật Bản đang có đến 85 ngành nghề tuyển dụng Thực tập sinh. Các ngành nghề này sẽ được chia thành 7 khối ngành lớn là nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí – kim loại và chế biến thủy sản. Với số lượng ngành nghề tuyển dụng lớn như vậy sẽ giúp cho người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
Nhiều việc làm thêm
Ngoài công việc chính thức thì các Thực tập sinh còn được phép đăng ký làm thêm ngoài giờ, tăng ca vào cuối tuần, ngày nghỉ để nâng cao thu nhập cho bản thân. Không những thế, lương làm thêm mà người lao động nhận được phải cao hơn lương cơ bản tối thiểu 125% và không được vượt quá 150%.
Chi phí thấp
So với chi phí mà người lao động phải bỏ ra để đăng ký du học Nhật Bản thì mức phí dành cho chương trình Thực tập sinh thấp hơn khá nhiều. Và mức phí này có thể dao động từ 85-105 triệu tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật của người lao động. Bởi đối với những bạn đã có nền tảng tiếng Nhật tốt thì sẽ không cần phải tốn tiền tham gia vào các lớp đào tạo Nhật ngữ trước khi lên đường sang đất nước mặt trời mọc làm việc.
Những vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp không sẽ giúp chủ thể có sự chuẩn bị cẩn thận và xem xét mức độ phù hợp của mình so với yêu cầu.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến xuất khẩu lao động Nhật Bản có cần bằng cấp cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp