Categories: Tổng hợp

Tóm tắt, so sánh 4 chiến lược chiến tranh của Mỹ

Published by

Các chiến lược chiến tranh này tương ứng với các học thuyết của các đời tổng thống Mỹ sau này. Bản chất vẫn là chiến lược toàn cầu nhưng qua mỗi đời tổng thống thì có 1 tên gọi khác nhau và đây là 3 học thuyết của ⅗ đời tổng thống trong chiến tranh Việt Nam:

>> Xem thêm:

  • Tóm tắt, so sánh 4 chiến lược chiến tranh của Mỹ
  • So sánh Luận cương chính trị của đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị (2/1930)
  • Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
  • Tóm tắt chiến dịch Biên Giới Thu – Đông năm 1950
  • Nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị tháng 2/1951
  • Tóm tắt diễn biến, kết quả của phong trào Đồng Khởi 1959-1960
  • So sánh chiến dịch Việt Bắc 1947 và Biên Giới 1950

+ Năm 1953: Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay)… quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957.

+ Năm 1961: Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…

+ Năm 1969: Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở Việt Nam.

1. Chiến lược chiến tranh đơn phương

+ Hoàn cảnh

Sau khi Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. 7/11/1954, Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng. Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu: “chống cộng, đả thực, bài phong”.

+ Thời gian 1954 → 1960

+ Âm mưu

“Âm mưu tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam”

âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở Đông Nam Á.

+ Thủ đoạn

Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.

Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân. → tách nhân dân ra khỏi cách mạng

2. Chiến lược chiến tranh đặc biệt

+ Hoàn cảnh

Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1960 – 1965) ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Để đối phóng lại Tổng thống Mĩ G.Kenơđi đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt.

+thời gian từ 1961- giữa 1965

+ Âm mưu

– Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

– Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”

+ Thủ đoạn

– Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo : Bình định miền Nam trong 18 tháng.

– Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

– Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

– Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).

– Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

3. Chiến lược chiến tranh cục bộ

+ Hoàn cảnh

– Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam để cứu vãn tình hình ở miền nam

+ Thời gian từ giữa 1965- 1968

+ Âm mưu

“Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.

– Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế áp đảo về binh lực, hỏa lực quân ta, cố giảnh thắng lợi để lấy lại quyền chủ động trên chiến trường, đẩy quân dân ta về thế phòng ngự buộc ta phải phân tán lực lượng, đánh nhỏ, rút về biên giowislaf, cho chiến tranh tàn lụi dần

+ Thủ đoạn

+ Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968,. số quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam lên tới hơn 50 vạn.

+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.

+ Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.

4. Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh

+ Hoàn cảnh

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta vào tết mậu thân 1968 làm phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ” làm chấn động nước mĩ và thế giới, buộc mĩ phải đưa ra chiến lược chiến tranh mới để cứu vãn tình hình .

Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn vừa lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế” và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn đông dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Thời gian 1969-1975

+ Âm mưu

Dùng người việt đánh người việt và dùng người đông dương đánh người đông dương

+ Thủ đoạn

* Giai đoạn 1969-1972

– Rút dần quân mĩ và quân đồng minh khỏi chiến tranh

– Tăng cường quân đội ngụy sài gòn trên chiến trường để “ thay màu da trên xác chết”

– Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.

– Thực hiện thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta

– Tăng cường đánh phá miền bắc bằng không quân

* Giai đoạn từ sau hiệp định Paris – 1975

– Mĩ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và vẫn viện trợ cho quân ngụy để tiếp tục cuộc chiến tranh ra sức phá hoại hiệp định Paris

– Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” mở nhiêu cuộc hành quân “ bình định” “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

This post was last modified on 26/01/2024 12:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago