Mai rùa là một bộ phận trên lưng của con rùa, được sử dụng nhưng một loại dược liệu quý trong đông y. Người xưa coi rùa là một loài vật linh thiêng, mai rùa thường được lưu giữ để làm vật xem bói.
Rùa là động vật thường sống dưới nước, tùy từng chủng loại chúng có thể sống ở vùng nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. Tuổi thọ trung bình của rùa rất cao, có thể sống đến 100 tuổi, thức ăn của chúng là sâu bọ hay cá con, chúng có thể nhịn ăn rất lâu mà không bị chết.
Bạn đang xem: Tác dụng của mai rùa với sức khỏe
Xem thêm : Bản quyền Youtube: Cập nhật “tất tần tật” những thông tin mới nhất 2024
Rùa có 4 chân và 1 đuôi ngắn; Để bảo vệ phần thân và đầu, rùa có phần lưng ở phía trên và phần mai (yếm) ở phía dưới cứng chắc. Khi bị đe dọa rùa sẽ rụt phần đầu, chân và đuôi vào giữa lưng và mai.
Mai rùa là phần yếm của rùa, có tên dược liệu là Quy bản hay Quy giáp – tên khoa học Clemmys chinensis Tortoise, thuộc họ Rùa (danh pháp khoa học: Testudinidae). Dược liệu từ yếm rùa có nhiều loại, bao gồm:
- Sơn quy: Mai của rùa sống ở vùng núi, Yếm nhỏ bằng lòng bàn tay, mỏng, màu vàng đậm và ở giữa có chữ vương (Hán tự). Đây là loại yếm quý nhất, nhiều hoạt chất nhất, còn được gọi là Kim tiền quy hoặc Kim quy.
- Thủy quy: Mai rùa sống dưới nước, thường có yếm hoa, (loại yếm dày không dùng làm thuốc). Mai rùa làm cao thì phải chọn mai mỏng còn màng bọc bên ngoài.
- Huyết bản: Sau khi bắt rùa, giết bóc lấy yếm, loại bỏ phần thịt còn sót lại, phơi khô dùng làm dược liệu. Huyết bản bóng láng, không bóc lớp màng ngoài, có thể còn vết máu.
- Thông bản: Sau khi bắt rùa, luộc qua rồi bóc lấy yếm, cạo sạch thịt còn sót lại đem phơi khô làm dược liệu. Thông bản màu thẫm hơn, không bóng, có vết da bị lóc, mặt trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt.
Xem thêm : (Tất tần tật) Kho 20 – HNI Hoàng Mai ở đâu? Bao lâu nhận được hàng?
Bào chế Mai rùa
Thu bắt dược liệu tốt nhất từ tháng 8 – 12 sau đó lấy yếm rùa làm sạch và phơi khô. Có thể bào chế mai rùa theo những cách sau đây:
- Nấu cao đặc: Ngâm mai rùa vào nước lạnh trong nhiều giờ để làm mềm thịt và gân còn dính lại. Sau đó cạo rửa cho sạch bùn đất, phơi khô, đập nhỏ và đun với nước trong 3 ngày 3 đêm để nấu thành cao. Đem lọc bỏ bã, nước lọc ra và đổ vào khuôn. Khi nguội, nước đông lại và cắt thành từng miếng nhỏ, để dùng dần. Cao đặc bảo quản bằng cách gói trong giấy bóng kính, bỏ vào thùng kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm.
- Nấu cao lỏng: Thực hiện như trên nhưng chỉ cô đặc đến độ sệt còn róc ra được đóng vào chai, lọ sạch để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng, có mùi tanh. Cao lỏng đóng vào chai lọ sạch, đậy kín.
- Làm thuốc phiến: Đem ngâm mai rùa với nước, mỗi ngày thay nước 1 lần liên tục trong 30 ngày. Khi gân thịt rã còn sót lại đã rã hết, đem rửa sạch với nước và phơi khô. Sau đó nướng tồn tính, lúc dược liệu đang nóng đem nhúng vào giấm, hơ qua và đập cho dập vụn.
Mai rùa có chất gì? Thành phần hóa học trong Mai rùa?
- Trong Mai rùa chứa nhiều muối Canxi, chất béo và các chất keo. Khi thủy phân sẽ tạo ra các hoạt chất: tryptophan, arginin, histidin, lysine, acid glutamic, tyrosine, alanine, glycoside, xystin,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp