Categories: Tổng hợp

Độc lạ loài cây quý hiếm ở Việt Nam: Hiếm nơi nào có, nguy cơ tuyệt chủng cao

Published by

Vườn quốc gia Bù Gia Mập vốn nổi tiếng với sự đa dạng về tài nguyên sinh học. Hiện nay, tại vườn có 1.114 loài thực vật thuộc 480 chi, 126 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có tới 24 loài thực vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm và đặc hữu. Có 832 loài động vật với 106 loài thú, 248 loài chim, 59 loài bò sát, 28 loài lưỡng cư, 342 loài côn trùng, 49 loài cá. Trong đó, có tới 61 loài động vật bị đe dọa, nguy cấp, quý hiếm. Về lâm sản ngoài gỗ, Vườn có 345 loài cây có giá trị làm dược liệu và có nhiều loài đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt, Vườn còn có loài hoàn toàn mới cho khoa học và đặc hữu của khu vực như trà hoa vàng Bù Gia Mập (camellia bugiamapensis).

Loài cây quý hiếm nguy có cơ tuyệt chủng cao được nhắc đến chính là trà hoa vàng Bù Gia Mập. (Ảnh: Internet)

Loài cây hiếm nơi nào có được

Loài cây được nhắc đến chính là trà hoa vàng Bù Gia Mập. Theo trang Bình Phước Online, trà hoa vàng Bù Gia Mập có tên khoa học là Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q. D.Nguyen. Đây là loài thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, được công bố vào năm 2014. Loài cây này có hoa rất đẹp nên giá trị cảnh quan rất cao.

Trà hoa vàng còn được gọi với các tên gọi khác như: kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… Cây có thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2m đến 5m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài thực vật quý hiếm trong họ chè ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, có hình tròn. Phiến lá thuôn, dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 – 5cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm.

Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3-4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng.

Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới.

Loài cây này rất đặc biệt, chúng chỉ thích hợp với những khu vực đồi núi, không ưa ánh sáng chiếu trực tiếp. (Ảnh: Internet)

Loài cây này rất đặc biệt, chúng chỉ thích hợp với những khu vực đồi núi, không ưa ánh sáng chiếu trực tiếp. Bởi thế, nó chỉ phát triển tốt khi được trồng dưới các cây gỗ lớn với thổ nhưỡng giống môi trường tự nhiên.

Theo trang web của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài thực vật quý hiếm trong họ chè (theaceae) ở Việt Nam. Trà hoa vàng trên thế giới có khoảng gần 500 loài thuộc 18 chi khác nhau, trong đó chi trà mi (camellia) có khoảng 100-250 loài. Ở Việt Nam, trà hoa vàng trồng và mọc hoang ngoài tự nhiên trải dài từ Bắc vào Nam với khoảng 68 loài được ghi nhận. Trà hoa vàng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước vô cùng quan tâm, vì mọc ở địa hình khu vực đại diện duy nhất cho vùng khí hậu chuyển tiếp từ cao nguyên xuống Đông Nam bộ mà không nơi nào có được.

Loại trà hoa vàng này chỉ được tìm thấy ở một phạm vi nhỏ hẹp (1km2) tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. (Ảnh: Internet)

Loại trà hoa vàng này chỉ được tìm thấy ở một phạm vi nhỏ hẹp (1km2) tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Trà hoa vàng Bù Gia Mập đã được các nhà khoa học đưa vào trong Sách đỏ thế giới (IUCN Red List, 2018). Số lượng cây trưởng thành vô cùng ít (ước lượng khoảng từ 49-70 cây) và được xếp bảo tồn vào bậc CR (cực kỳ nguy cấp). Đặc biệt loài trà hoa vàng Bù Gia Mập ngoài giá trị bảo tồn nguồn gen, các nhà khoa học còn đánh giá là loài có giá trị dược liệu tương tự nhiều loài trà hoa vàng đã được công nhận trên toàn thế giới.

Loài cây dược liệu được chuyên gia đánh giá cao

Theo trang Báo Bình Phước, trong tất cả các loại trà hoa vàng thì trà hoa vàng Bù Gia Mập được đánh giá có giá trị dược liệu cao. Cho đến nay, trong nước cũng như trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu riêng biệt về dược liệu cho loài trà hoa vàng Bù Gia Mập này. Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy, có hơn 400 hoạt chất được ghi nhận. Trong trà hoa vàng Bù Gia Mập có nhiều hợp chất quý giá như: Saponin, polyphenol, polysaccharide, flavonoids và các nguyên tố như selenium (Se), germannium (Ge), kalium (K), kẽm (Zn), molypden (Mo), vanadium (V), mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C… Đây là những chất quan trọng ứng dụng vào hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, ổn định đường huyết, thải độc gan, thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng…

Trong loài cây trà hoa vàng Bù Gia Mập có nhiều hợp chất quý giá. (Ảnh: Internet)

Theo Đông y, thức trà quý này được đánh giá có hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, vị ngọt, tính bình. Chúng được quy vào ba kinh là thận, cân và tâm. Nhờ tính vị đó, dược liệu này có công dụng trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý như lợi tiểu mạnh giải độc gan và thận rất tốt. Không chỉ giúp thải các chất lỏng dư thừa ra ngoài, thức uống này cũng giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể hiệu quả cho bạn. Ngoài ra, trà hoa vàng còn hỗ trợ giảm đường huyết ở người tiểu đường, giúp đường huyết ổn định và giảm bớt được các biến chứng, giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, chữa các bệnh lý về gan, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức đề kháng, giảm các bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi, chống dị ứng, chống viêm và duy trì trạng thái hoạt động ổn định của huyết áp.

Các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh lá, hoa và búp non của cây trà đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, lá và búp có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hoa trà cần được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm hoa có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất để có thể làm thuốc.

Trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài cây quý hiếm cần được nhân rộng và phát huy thêm. (Ảnh: Internet)

Sau khi thu hái, người dùng có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi, sấy khô và sao vàng, chế biến thành trà hoa vàng khô để sử dụng. Theo kinh nghiệm chế biến các loại trà hoa vàng, để có được 1kg trà hoa vàng sấy khô cần phải dùng 10kg hoa tươi để bào chế.

Như vậy, trà hoa vàng Bù Gia Mập là loài cây quý hiếm, có tiềm năng lớn trong sản xuất dược liệu cần được nhân rộng và phát huy thêm. Việc nghiên cứu và bảo tồn hiệu quả loài trà hoa vàng phân bố tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm bảo vệ kịp thời những giá trị thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau.

This post was last modified on 05/01/2024 12:03

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

14 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

19 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

19 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago