Hiện nay, tình trạng người bị nóng gan, tổn thương gan có xu hướng ngày càng tăng lên. Đó là lý do, các bài thuốc nam giải độc gan được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Gan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, thực hiện hơn 500 nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến chức năng giải độc, thanh lọc cơ thể.
Bạn đang xem: Top 11+ cây thuốc nam giải độc gan, mát gan TÌM ĐÂU CŨNG THẤY
Mặc dù gan được ví như “nhà máy thải độc”, tuy nhiên nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, gan rất dễ bị tổn thương. Lâu dài, chức năng gan bị suy giảm, tế bào gan bị hủy hoại đe dọa sức khỏe và tính mạng con người.
Để giúp gan được khỏe mạnh, mỗi người nên tìm cho mình biện pháp giải độc gan. Một trong những cách giúp gan thải độc hiệu quả là áp dụng các bài thuốc nam. Phương pháp này có ưu điểm:
Tuy nhiên, vị thuốc nam nào có tác dụng giải độc gan và cách thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay top 11+ bài thuốc dưới đây.
Dưới đây là thông tin về 11 cây thuốc nam có tác dụng bổ thận, mát gan, giải độc gan, bạn có thể tham khảo:
Cây mã đề là vị thuốc quen thuộc của người Việt. Theo Y học cổ truyền, mã đề có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, giúp phong nhiệt tại gan, thận. Bông mã đề cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giải độc gan, mát gan và chữa bệnh sỏi thận.
Ngoài ra, mã đề còn có tác dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng.
Cách thực hiện:
Diệp hạ châu hay còn có tên gọi là cây chó đẻ răng cưa. Cây thuốc nam có tính hàn, vị đắng mang nhiều công dụng chữa bệnh như bổ thận, mát gan.
Nghiên cứu cho thấy Diệp hạ châu chứa hypophyllanthin và phyllanthin. Thân cây chứa flavonoid, acid amariinic, geraniin… rất tốt cho gan. Vì thế, Diệp hạ châu được dùng để sắc uống với nhiều mục đích, giúp lợi tiểu, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan.
Với Diệp hạ châu, bạn hãm như hãm nước chè hay uống. Sau khi hãm chừng 10 phút, nước chuyển màu nâu sẫm thì bạn có thể uống. Thời gian đầu có thể chưa quen nên đắng, khó uống, bạn có thể cho thêm một ít cam thảo để tạo vị ngọt.
Theo Đông y, hoa, lá, thân, rễ cây Bồ công anh đều có thể làm thuốc và có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, Bồ công anh được sử dụng làm trà giúp thải độc, tạo mật, thanh nhiệt, giải độc gan tốt.
Cách dùng Bồ công anh như sau:
Xem thêm : 6 cách chuyển tiền vào tài khoản người khác không cần đến ngân hàng
Theo nhiều tài liệu ghi chép, Actiso vị đắng, tính mát nên có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt, lợi mật. Đó là lý do dược liệu này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc hoặc sản phẩm giúp điều trị bệnh gan, xơ gan, thải độc gan…
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra trong Actiso có thành phần taraxasterol và faradiol có tác dụng kháng viêm, giải độc, lợi mật. Chúng có khả năng bảo vệ tế bào gan, phục hồi chức năng gan.
Cách dùng với Actiso:
Rau má được nhắc đến là dược liệu nổi tiếng với tác dụng giải khát, giải độc, phòng chống bệnh tim mạch. Với những người mắc bệnh gan, rau má còn giúp bổ gan, mát gan.
Bạn có thể mua dược liệu tại các chợ truyền thống hoặc tìm ở những khu vực đồng ruộng.
Cách thực hiện với rau má như sau:
Theo Đông y, nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố. Thảo dược này được biết đến với công dụng bổ thận, mát gan, chữa cảm sốt hiệu quả. Bên cạnh đó, vị thuốc nam này còn giúp cải thiện chức năng gan, điều trị vàng da do gan.
Để thải độc, mát gan từ cây cỏ nhọ nồi, bạn chỉ cần dùng cỏ nhọ nồi sắc lấy nước hoặc tán thành bột mịn rồi trộn với cơm để ăn.
Là một loại cỏ mọc hoang ở vùng đồi núi, nhân trần có tác dụng tăng tiết mật, tăng giải độc gan. Ngoài ra, dược liệu này có giúp chống viêm, kháng khuẩn, chữa bệnh gan và hồi phục sức khỏe sau sinh.
Với nhân trần, bạn cũng áp dụng đơn giản như với trà. Nếu là nhân trần khô thì thực hiện như hãm trà khô. Còn với nhân trần tươi thì có thể đun nước sôi để uống.
Trà xanh là nước uống quen thuộc của người Việt, một thức uống giúp giải độc gan, thanh nhiệt tự nhiên.
Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, thải độc ra bên ngoài. Vì vậy, dân gian truyền miệng loại nước này tốt cho sức khỏe và gan.
Nếu mỗi ngày uống 4 – 5 cốc trà xanh có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng nóng gan, suy gan, xơ gan, huyết áp cao.
Với trà xanh, bạn thực hiện như hãm trà bình thường. Lấy 100g trà xanh tươi rửa sạch, vò nát, sau đó cho vào ấm, thêm nước sôi để hãm. Ngâm trà trong 3 – 5 phút có thể rót ra để thưởng thức.
Hoa cúc là cây thuốc có vị ngọt đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, mát gan, thư thái. Vì vậy, dược liệu này được người ta ưa chuộng để sử dụng làm trà.
Xem thêm : Phụ nữ ăn rau ngót khi mang thai được không? Tác động của rau ngót với cơ thể mẹ bầu
Với trà hoa cúc, bạn hãm trà uống rất đơn giản, thực hiện như với các loại trà trên. Có thể uống thường xuyên với những người mất ngủ, huyết áp cao, căng thẳng, stress…
Râu ngô chính là bộ phận đầu của bắp ngô. Theo Y học cổ truyền, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, bình can được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Uống nước râu ngô giúp hỗ trợ đông máu, cải thiện hệ tiêu hóa, lợi tiểu, mát gan, cải thiện nóng gan.
Ngoài ra, râu ngô còn giúp hỗ trợ điều trị chứng xuất huyết nội tạng, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu.
Cách thực hiện:
Nhắc đến Cà gai leo là nhắc đến thảo dược điều trị viêm gan, bảo vệ gan. Theo tài liệu Đông y, Cà gai leo có vị the, tính ấm, có khả năng tiêu độc, giảm đau, thanh lọc cơ thể.
Nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận, rễ và thân Cà gai leo chứa hoạt chất alkaloid giúp ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm gan.
Với những công dụng này, Cà gai leo có mặt trong nhiều bài thuốc, sản phẩm hỗ trợ giải độc gan, phòng và điều trị viêm gan virus.
Ngoài ra, vị thuốc này còn phù hợp với những người hay uống rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng thường xuyên.
Nếu bạn muốn áp dụng bài thuốc Cà gai leo, hãy thực hiện như sau:
Những cây thuốc nam để giải độc gan mặc dù lành tính nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Mặc khác, sử dụng hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cách thực hiện. Rất nhiều người có quan niệm sai lầm cho rằng thuốc nam “không bổ ngang cũng bổ dọc”. Đây là suy nghĩ không đúng, không những không khỏi bệnh mà còn tăng thêm gánh nặng cho gan, gây tổn thương gan.
Chưa kể, những vị thuốc hiện nay được bán trôi nổi trên thị trường, nếu sử dụng phải thảo dược không đảm bảo, chứa lưu huỳnh (chống mốc), thuốc bảo vệ thực vật có thể gây tổn thương cho gan.
Vì vậy, nếu muốn giải độc gan bằng thuốc nam, người bệnh nên đến tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Đồng thời, tìm mua dược liệu của những đơn vị uy tín, không dùng tùy tiện.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, luyện tập thể dục thường xuyên để tăng khả năng đào thải độc ở gan.
Bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về cây thuốc nam giải độc gan, mát gan. Hi vọng chúng sẽ có ích cho bạn và gia đình để cải thiện tình trạng sức khỏe gan. Đừng quên liên hệ với chúng tôi qua hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ giải pháp hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan an toàn, hiệu quả.
Xem thêm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 00:24
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…
Con số cuối cùng trong ngày sinh âm lịch là 3 con số đảm bảo…
Cách 12 con giáp tìm được vị trí xã hội, môi trường nào cũng có…
4 con giáp được Thần Tài dẫn đường, tháng 11/2024 sẽ vốc được vàng bạc,…