Categories: Tổng hợp

Tê bì chân tay khi ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Published by

Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ là gì?

Tê bì chân tay khi ngủ có thể là dấu hiệu dây thần kinh xương trụ, xương quay hoặc các dây thần kinh trung gian ở các chi bị chèn ép. Thông thường, tê bì tay chân khi ngủ thường đi kèm với một số triệu chứng khác như: tê, ngứa ran, da châm chích như bị kim châm vào, khó co hoặc sử dụng cánh tay, có cảm giác như chân hoặc tay không thuộc về cơ thể…

Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ thường chỉ xuất hiện ở một bên tay hoặc chân và sẽ được cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng cũng có một số trường hợp, tê bì chân tay khi ngủ kéo dài, lập lại nhiều ngày. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.

Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ

Tê bì chân tay khi ngủ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Thoái hóa cột sống cổ:

Thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi thoái hóa đốt sống cổ, là tình trạng đĩa đệm, đốt sống cổ bị suy thoái do bị bào mòn lớp sụn và xương dưới sụn. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, không gian giữa các đốt sống ở cổ có thể bị thu hẹp, gây áp lực lên các dây thần kinh, cản trở sự lưu thông máu. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân khi ngủ. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ ngày càng nặng nghiêm trọng, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh từ đó cũng bị ảnh hưởng.

  • Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh lý khớp tự miễn mạn tính. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch vốn có tấn công nhầm vào các mô lành cơ thể. Bệnh gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó phát sinh các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở các khớp. Khi khớp tay, chân viêm nhiễm, tổn thương do viêm đa khớp dạng thấp cũng có thể gây tê bì tay chân khi người bệnh nằm hoặc ngồi lâu.

  • Hội chứng ống cổ tay:

Hội chứng ống cổ tay là một dạng rối loạn thần kinh ngoại vi, thường gặp ở những người thường xuyên thực hiện các hoạt động liên quan đến chuyển động ngón tay. Khi bị hội chứng ống cổ tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau, tê cứng ở 3 ngón tay giữa do thần kinh giữa chi phối nhưng cũng có lúc đau tê cả bàn tay, lan lên cẳng tay, khuỷu tay, bả vai. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến bệnh nhân tỉnh giấc, tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất dần cảm giác, run tay, khó cầm nắm đồ vật.

Hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân gây tê bì tay khi ngủ

  • Hẹp ống sống:

Hẹp ống sống là tình trạng cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại, làm các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép, từ đó gây ra tê tay chân liên tục. Tình trạng này nếu để kéo dài, không được chữa trị có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

  • Đa xơ cứng:

Đa xơ cứng là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công hệ thống thần kinh trung ương, khiến tay chân bị mất cảm giác hoặc có cảm giác tê bì khi ngủ, đôi khi nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể cảm nhận được bàn tay hoặc bàn chân.

  • Đau thần kinh tọa:

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: xuất phát từ thắt lưng, đi qua hông, mông và đến tận ở các ngón chân. Nếu bị chèn ép nhiều có thể dẫn đến tê liệt ở chân.

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên:

Bệnh thần kinh ngoại biên là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi (hệ thống nhận và gửi tín hiệu giữa hệ thống thần kinh trung ương và phần còn lại của cơ thể) của người bệnh. Bệnh không chỉ gây cảm giác châm chích, tê bì tay chân mà còn có thể gây đau nhói hoặc đau buốt dọc theo dây thần kinh bị tổn thương.

  • Bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường một bệnh lý mãn tính dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi lượng đường trong máu cao một khoảng thời gian dài sẽ làm giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh, tổn thương bao myelin của các sợi dây thần kinh. Một khi bao myelin của các sợi dây thần kinh bị tổn thương sẽ kéo theo chứng rối loạn các cảm giác.

Ngoài ra, đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu tăng sẽ làm lắng đọng cholesterol ở thành mạch, có thể gây xơ vữa và bít tắc mạch máu nhỏ, khiến cho oxy và các chất dinh dưỡng nuôi mô cơ và dây thần kinh ở ngoại biên bị suy giảm. Chính điều này khiến tín hiệu thần kinh được truyền dẫn đến chân, tay bị rối loạn, tê liệt. Thần kinh ngoại biên bị tổn thương, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng: tê chân tay như kim châm, lạnh buốt hoặc bỏng rát. Ban đầu những cảm giác này xuất hiện ở ngón chân, gan bàn chân rồi lan dần sang bàn tay, ngón tay.

Bệnh tiểu đường có thể gây tê bì chân tay khi ngủ

Một số nguyên nhân khác

  • Tư thế làm việc không khoa học:

Khiêng, vác vật nặng; đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế; thường xuyên ngồi dưới máy lạnh… có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì chân tay khi ngủ hoặc tê bì chân tay khi ngủ dậy.

  • Tư thế ngủ không phù hợp:

Hay bị tê bì chân tay khi ngủ cũng có thể do bạn ngủ sai tư thế như: nằm nghiêng một bên lâu, nằm đè lên tay chân trong thời gian dài, nằm sấp… gây chèn ép mạch máu khiến máu lưu thông đến những bộ phận khác trong cơ thể khó khăn. Ngoài ra, ngủ trên giường cứng và không có đệm, sử dụng gối ngủ quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khi ngủ.

  • Lạm dụng rượu bia:

Rượu bia và đồ uống chứa cồn nói chung thường chứa rất nhiều độc tố như asen, chì, thủy ngân… nên khi lạm dụng trong một thời gian dài có thể gây nhiễm độc cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh ngoại vi, điều này dẫn đến tê bì chân tay.

  • Thiếu vitamin B12:

Vitamin B12 rất quan trọng đối với hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin này sẽ xuất hiện các triệu chứng yếu cơ, tê bì chân tay khi ngủ hoặc giảm cảm giác thèm ăn.

  • Chấn thương:

Dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương do tai nạn, té ngã, va chạm cũng sẽ khiến tê bì chân tay.

  • Yếu tố thời tiết:

Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ gây ra những phản ứng rối loạn cảm giác, tê tay chân khi ngủ.

Tê bì chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ thông thường sẽ tự hết sau một thời gian ngắn mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng với những trường hợp tê bì chân tay khi ngủ do các nguyên nhân bệnh lý xương khớp như: thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp dạng thấp hẹp ống sống,… người bệnh không được chủ quan, cần thăm khám và có kế hoạch điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động của tứ chi, thậm chí gây mất hẳn khả năng vận động như: liệt tay chân, liệt nửa người, teo cơ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm nếu gặp các triệu chứng bên dưới, vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm khác không liên quan đến tác nhân cơ học:

  • Hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ diễn ra thường xuyên, kéo dài trên 1 tuần

  • Tê chân kèm theo sự thay đổi màu sắc, nhiệt độ của chân, bàn chân

  • Tê tay chân kèm biểu hiện chóng mặt, co giật, khó thở, mất kiểm soát bàng quang…

Người bệnh nên thăm khám sớm khi bị tê bì chân tay khi ngủ kéo dài kèm theo các biểu hiệu bất thường

Cách điều trị và cải thiện tình trạng tê bì chân tay khi ngủ

Hiện nay, việc điều trị tê bì chân tay khi ngủ thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này như:

Điều trị các bệnh lý gốc gây tê bì chân tay

Theo các chuyên gia, tình trạng tê bì chân tay do bệnh lý muốn cải thiện hiệu quả cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Lúc này, phương pháp và thời gian điều trị ở mỗi người bệnh sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám, kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Trong rất nhiều trường hợp, thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B và magie, có thể gây tê bì chân tay. Do đó, để cải thiện triệu chứng này, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều vi chất tốt cho cơ thể, hệ xương khớp, hệ thần kinh như:

  • Vitamin nhóm B: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, trứng, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt,…

  • Magie: Chuối, sữa chua, rau xanh đậm, đậu phộng, đậu nành, cá béo,…

  • Canxi: Các loại hạt, các loại đậu, phô mai, sữa tươi, sữa chua,…

  • Vitamin K: Cải xoăn, bơ, măng tây, cà rốt, bông cải xanh, nấm…

JEX thế hệ mới với bộ tinh chất quý từ thiên nhiên giúp ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thái khóa khớp, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe

Thay đổi tư thế ngủ

Với những trường hợp chân tay hay bị tê khi ngủ do ngủ sai tư thế thì chỉ cần thay đổi tư thế ngủ, tình trạng này sẽ không xuất hiện nữa. Bạn có thể tham khảo một số tư thế ngủ sau:

  • Tránh nằm ngủ trong tư thế bào thai. Khi ngủ với cánh tay và khuỷu tay cong có thể gây áp lực lên dây thần kinh và gây tê tay. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa và thẳng lưng, 2 tay ở trên đầu hoặc duỗi thẳng.

  • Nếu bạn có thói quen nằm sấp khi ngủ, hãy cố gắng để cánh tay của bạn ở hai bên, không để ở trên đầu vì điều này có thể cắt đứt lưu thông máu đến cánh tay và gây tê cứng.

  • Tránh khoanh tay dưới gối khi ngủ, vì trọng lượng của đầu có thể gây áp lực lên cổ tay hoặc khuỷu tay, đè nén dây thần kinh.

  • Nếu gặp khó khăn trong việc giữ thẳng khuỷu tay hoặc chân qua đêm, bạn có thể thử đeo nẹp cố định trong khi ngủ.

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao với những bài tập tay, chân phù hợp với tình trạng sức khỏe như chạy bộ, đạp xe, yoga… đều đặn ít nhất 30 phút/ngày, có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể, nâng cao sức mạnh cơ bắp, từ đó hạn chế được nguy cơ tê bì chân tay khi ngủ.

Xoa bóp

Xoa bóp có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, giảm co cứng ở các dây thần kinh và cơ. Từ đó, hạn chế tê bì chân tay khi ngủ cũng như giúp giảm cảm giác khó chịu khi triệu chứng tê tay chân xuất hiện.

Hạn chế sử dụng bia rượu

Bia rượu, đồ uống có cồn cần được hạn chế tối đa khi bị tê bì tay chân vì chúng không chỉ có những hoạt chất gây hại, làm cho tình trạng tê tay chân ngày càng nghiêm trọng hơn mà còn ảnh hưởng đến xương khớp và hệ thần kinh.

Dùng thuốc điều trị

Một số loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol, vitamin nhóm B,… thường được sử dụng trong điều trị tê bì chân tay khi ngủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần phải thăm khám, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa nắm rõ tình trạng bệnh.

Tóm lại, tê bì chân tay khi ngủ ngoài khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, sức khỏe suy giảm còn tìm ẩn các bệnh lý nguy hiểm bên trong. Do đó, người bệnh không nên xem nhẹ khi tình trạng này kéo dài, nên chủ động thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, có giải pháp điều trị thích hợp.

This post was last modified on 29/12/2023 08:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

2 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

2 giờ ago

12 con giáp muốn gặp QUÝ NHÂN cực dễ, chỉ cần áp dụng đúng 1 CHIÊU này!

12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…

5 giờ ago

Hãy dè chừng khi tiếp xúc với những con giáp là cao thủ tâm cơ này

Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…

6 giờ ago

Cách 12 con giáp trưởng thành sau khi va vấp, trải qua thất bại mới nếm mùi thành công

Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…

9 giờ ago

4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, đầu tư thất bại cuối tháng 11/2024

4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…

10 giờ ago