Địa chỉ là gì? Cách đọc và tìm số nhà, ngõ, hẻm chính xác và đơn giản nhất ra sao? Dù địa chỉ là một khái niệm đã quá đỗi quen thuộc với chúng ta, dùng để chỉ vị trí của mội ngôi nhà hay một khu vực. Tuy nhiên đơn giản là vậy nhưng không phải ai cũng nắm chắc cách đọc địa chỉ nhà hay kể cả địa chỉ nhà ở khu đô thị, thậm chí còn có người không tìm được địa chỉ, vị trí mà mình muốn đến.
Do đó, bài viết này xin được hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách đọc địa chỉ nhà, địa chỉ nhà ở đô thị, ngõ, hẻm và giải đáp các thắc mắc của bạn về địa chỉ. Hãy cùng theo dõi nhé!
Bạn đang xem: Địa chỉ là gì? Cách đọc và tìm số nhà, ngõ, hẻm chính xác 2024
Địa chỉ là tập hợp các thông tin nhằm miêu tả vị trí của một ngôi nhà, một căn hộ, hay một cấu trúc hoặc một diện tích đất nào đó.
Địa chỉ được ghi bằng số nhà, ngõ, ngách, tên phố của thị xã, thành phố; hoặc tên xóm, thôn, huyện, tỉnh để các cá nhân, tổ chức khác tiện giao dịch bằng các hình thức khác nhau với cá nhân, tổ chức có địa chỉ.
Địa chỉ gồm có 2 phần cơ bản là phần số nhà, tên đường hoặc thôn, ấp và phần còn lại theo địa giới hành chính.
Phần đầu tiên chỉ gồm số nhà và tên đường hoặc phố.
Ví dụ: số 58 phố Duy Tân.
Ví dụ: Đội 1 thôn Đoài hoặc ấp 1, xóm Chùa thôn Nhật Tảo.
Phần địa giới hành chính
Phần địa giới hành chính tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính là tên cấp xã: xã, phường, thị trấn; cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khi đọc địa chỉ trong nước thì thường không kèm theo tên nước, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài.
Theo nguyên tắc chung khi đọc địa chỉ nhà, giới thiệu địa chỉ nhà ở, địa chỉ các cơ quan tổ chức chúng ta đọc hoặc viết lần lượt từ chi tiết đến tổng thể.
Xem thêm : [Bật mí] 5 cách làm muối chấm gà đậm vị, ngon mê mẩn
Đối với khu vực đô thị đọc theo thứ tự số nhà, số hẻm, số ngách, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với khu nhà ở chung cư thì đọc theo thứ tự số phòng, số tầng, tên tòa nhà, tên khu chung cư hoặc khu đô thị hoặc khu nhà ở, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh.
Đối với khu vực nông thôn sẽ là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ví dụ về một số cách đọc địa chỉ như sau:
Số nhà 09, phố Tô Vĩnh Diễn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Số 19, ngách 24/3 Pháo Đài Láng, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,
Phòng số 308, tầng 3, tòa nhà A6, ngõ 10, phố Ngọc Hồi, khu nhà ở học sinh – sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Thôn sú 2, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Có 3 loại nhà: 1 – nhà mặt đường, nhà trong ngõ, trong ngách, 2 – nhà chung cư, 3 – nhà trong nhóm nhà.
Quyết định 05/2006/QĐ-BXD về việc ban hành quy chế đánh só và gắn biển số nhà quy định
– Đánh số căn hộ được sử dụng dãy số tự nhiên với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị ghi số căn hộ, hai chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ tầng nhà có căn hộ đó.
– Chiều đánh số căn hộ
Xem thêm : Phần mềm ninja
Căn cứ Điều 6 và Điều 7 Quyết định 05/2006/ QĐ – BXD về việc ban hành quy chế đánh só và gắn biển số nhà quy định:
Để tìm một địa chỉ thì phải tìm ngược lại cách đọc tức là phải tìm đường sau đó tìm đến ngõ hay ngách, nếu ngách có hẻm thì tìm đến số hẻm rồi mới tìm số nhà.
Nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn
Việc đánh số nhà mặt đường hoặc nhà trong ngõ sử dụng các số 1, 2, 3, 4… n theo lần lượt từ nhỏ đến vô tận.
Dãy nhà bên trái sẽ gắn số lẻ tức là số nhà có số tự nhiên cuối cùng mang các số 1, 3, 5, 7, 9, còn bên phải số chẵn sẽ là các số tự nhiên có tận cùng là các số 2, 4, 6, 8, 0.
Về hướng, chiều đánh số nhà từ số nhỏ đến số lớn cho đến hết phố, đường hoặc theo địa giới quản lý hành chính sẽ thực hiện từ hướng Bắc xuống hướng Nam tức là theo chiều dọc của bản đồ, từ Đông sang Tây theo chiều ngang của bản đồ. Trường hợp còn lại sẽ từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc. Trong trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường hoặc ngõ cụt thì số nhà sẽ đánh từ đầu nhà tiếp giáp với đường cái đường chính cho đến sâu vào trong.
Chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia. Trường hợp ngách cụt hoặc hẻm cụt cũng tương tự gắn biển số nhà lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
Bước 1: Chủ sở hữu làm Đơn đề nghị cấp, đổi biển số nhà nộp lên UBND huyện/quận/thị xã và nộp lệ phí cấp, đổi biển số nhà.
Bước 2: Sau khi xác nhận thông tin, UBND cấp Giấy chứng nhận số nhà theo mẫu. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận tùy thuộc mỗi địa phương.
* Lưu ý: Giấy chứng nhận số nhà được sử dụng khi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức làm thủ tục liên quan đến địa chỉ và không có giá trị công nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.
HĐND cấp tỉnh quyết cụ thể lệ phí này.
Trên đây là những thông tin giải thích thắc mắc: Địa chỉ là gì? Cách đọc địa chỉ nhà, nhà ở đô thị và cách tìm địa chỉ nhà? Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/02/2024 17:46
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024