Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới. Những thành phẩm từ loại động vật này luôn có giá trị rất cao, đặc biệt là từ xương Hổ. Sau khi cô đặc xương Hổ, ta được dược liệu Cao hổ cốt – thần dược quý báu cho sức khỏe, có khả năng trị phong thấp, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, uống cao hổ cốt kiêng ăn gì và cách dùng của dược liệu này.
Trong loài Mèo, Hổ là loại động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn. 4 chân to khỏe, móng rất sắt nhọn, đuôi dài bằng nửa thân. Một con hổ trung bình nặng 150 – 200 kg, thân dài 1,5 – 2 m, đuôi dài 1 m. Da hổ màu vàng, có vằn đen, phía bụng và trong chân có lông trắng. Đây là loài rất khỏe, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần. Chúng có thể săn bắt trên cạn, bơi dưới nước 5 – 6 km và có thể trèo cây.
Bạn đang xem: Cao hổ cốt: Thần dược quý báu cho sức khỏe từ loài Hổ
Đây là loài động vật ăn thịt. Thức ăn là Hươu, Nai, Sơn dương hay loài ăn cỏ như Lợn rừng. Mỗi con có thể đẻ 2 – 4 con; sau 3 – 4 năm thì trưởng thành.
Hổ là động vật phương Bắc, di cư xuống phía Nam. Ngày nay, Hổ chủ yếu phân bố ở châu Á bao gồm Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực Đông Dương, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Hổ được tìm thấy ở các vùng rừng núi sâu. Các tỉnh thường thấy Hổ như Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dọc dãy Trường Sơn.
Xương Hổ (Hổ cốt) là bộ phận được sử dụng để nấu cao hổ cốt.
Được coi là loại tốt với các quy chuẩn sau:
Cao hổ cốt loại tốt được sơ chế và bào chế qua 3 công đoạn:
Xương tươi hoặc khô sau khi thu, cần làm sạch, loại bỏ thịt, gân và tủy xương. Sau đó, ngâm tẩm với nước gừng, sao khô, tẩm rượu rồi phơi khô ở nơi râm mát trong 3 tháng liên tục, đến khi ngửi không còn mùi nữa là được. Cần làm sạch kỹ, để tránh sinh giòi bọ làm hỏng cao hoặc thậm chí gây ngộ độc cho người dùng.
Cao hổ cốt là dược liệu quý hiếm và đắt. Do đó, sau khi bào chế cần biết cách bảo quản cao hổ cốt trong lọ kín, gói giấy bóng, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao.
Xem thêm : Trong phản ứng nào sau đây nitơ thể hiện tính khử
Ngoài Cao hổ cốt, Lộc nhung cũng là vị thuốc bổ dưỡng, quý báu từ núi rừng. Đọc thêm: Lộc nhung: Chìa khóa vàng bổ thận, tráng dương.
Trong Hổ cốt (xương Hổ) có chứa các thành phần như:
Trong đó, Collagen là hoạt chất chính. Gelatin của Cao hổ cốt chứa 17 amino acid. Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao, do lượng Acid Amin trong xương Hổ cao gấp 900 lần các loại xương động vật khác. Cụ thể, trong dược liệu có 14,93% đến 16,66 % Nito toàn phần; 0,58 – 0,74% axit amin; canxi 0,08%; 19,88 – 26,16% độ ẩm; 2,6% độ tro…
Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn, cay, hơi tanh.
Quy vào kinh Thận và Can.
Công dụng:
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng Cao hổ cốt theo nhiều cách khác nhau. Có thể ở dạng ngâm rượu, thuốc sắc, thuốc bột… Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của bài thuốc. Thông thường, liều dùng cao hổ cốt ngâm rượu là 10 – 20g ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu. Nếu dùng cao thì 4 – 8g uống với rượu.
Cách ngâm rượu Cao hổ cốt:
Cao hổ cốt tính nóng và có tác dụng trợ dương mạnh mẽ. Do đó, khi dùng Cao hổ cốt cần thận trọng và những người không nên dùng bao gồm:
Người có thể chất hoặc có các bệnh thuộc âm hư hỏa vượng không nên dùng. Người gầy, hay có cảm giác nóng trong người, lòng bàn tay chân nóng, đổ mồ hôi trộm hoặc sốt về chiều, miệng khô khát.
Xem thêm : Tìm hiểu hệ thống bôi trơn, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Người bệnh cao huyết áp không dùng đến tránh làm tăng huyết áp và đột quỵ.
Người bệnh viêm gan, suy thận, bệnh tim… không nên dùng để tránh các biến chứng.
Rượu Hổ cốt: Hổ cốt ngâm rượu uống.
Hoặc Hổ cốt, Chế phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần 3 – 4g, ngày 2 lần uống với rượu.
Hiện nay, đang có nhiều nghiên cứu cho việc thay thế xương Hổ để điều trị bệnh như xương Chó, xương Khỉ…
Hổ cốt tứ cân hoàn: Xương chân Hổ, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn dùng rượu làm hoàn. Mỗi lần uống 6 – 8g với nước sôi ấm hoặc với rượu.
Hoặc Hổ tiệm hoàn: Hổ cốt 30g, Quy bản 120g, Hoàng bá 240g, Tri mẫu 30g. Thục địa, Trần bì, Bạch thược đều 60g. Tỏa dương 45g, Can khương 15g, đều tán bột mịn hồ hoàn. Mỗi lần uống 6 – 10g, ngày 2 lần.
Hoặc Xương chân Hổ rượu sao vàng 90g, Một dược 210g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần (Thần tế tổng lục phương trị viêm khớp).
Theo quy định pháp luật nhiều nước trên thế giới, việc săn bắt loài Hổ là trái phép và bị cấm. Cùng với Voi và Tê giác, Hổ là loài động vật hoang dã có tên cả trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam, mọi hành vi săn bắt, mua bán Hổ, kể cả các bộ phận cơ thể như nanh, da, móng vuốt hay cao nấu từ xương đều bị xử lý theo luật pháp. Ở mức độ nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cao hổ cốt là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 15:39
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024