Chườm ấm, massage, sử dụng trà gừng, tận dụng gia vị có sẵn trong căn bếp,… là một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên với những cơn đau có mức độ nặng nề, bạn có thể sử dụng miếng dán, dầu nóng hoặc dùng thuốc giảm đau để cải thiện.
Đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng thường gặp ở nữ giới, xảy ra vào những ngày hành kinh. Cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới, có mức độ nhẹ từ âm ỉ đến cơn đau quặn bụng và dữ dội. Mức độ cơn đau thường không đồng nhất giữa các lần hành kinh.
Bạn đang xem: 10 cách giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả ngay lập tức
Nguyên nhân gây ra thống kinh là do trong thời gian hành kinh, cơ thể sản sinh ra prostaglandin – thành phần trung gian kích thích phản ứng viêm ở niêm mạc tử cung.
Ngoài ra cơn đau cũng có thể phát sinh do tử cung co bóp quá mức. Như đã biết, thời gian hành kinh là lúc tử cung loại bỏ trứng rụng và các tế bào chết ra bên ngoài. Vì vậy tử cung buộc phải co bóp để đẩy hết các chất này xuống dưới âm đạo.
Ngoài ra, thống kinh còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như stress, làm việc quá sức, suy nhược, ăn uống không đủ chất, thức khuya, ngủ không đủ giấc,… Những yếu tố này cộng hưởng với các yếu tố nội sinh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng vào những ngày “đèn đỏ”.
Đau bụng kinh thường kéo từ 1 – 3 ngày trong thời gian hành kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc hội chứng tiền kinh nguyệt có thể phát sinh cơn đau trước chu kỳ hành kinh từ 3 – 7 ngày.
Thông thường đau bụng kinh sẽ có xu hướng thuyên giảm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp cơn đau có mức độ nặng nề gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và làm việc, bạn cần thực hiện một số biện pháp cải thiện và kiểm soát triệu chứng.
Các cách giảm đau bụng kinh tại nhà bạn có thể áp dụng, bao gồm:
Chườm túi ấm vào vùng bụng dưới là cách trị đau bụng kinh được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể làm thư giãn cơ tử cung và hạn chế tình trạng co bóp quá mức. Ngoài ra, chườm ấm còn kích thích tuần hoàn máu và giảm tình trạng thiếu oxy tại các mạch máu ở niêm mạc tử cung.
Khi chườm ấm, bạn nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 60 – 70 độ C chườm trực tiếp vào vùng bụng dưới trong vòng 20 – 30 phút. Có thể áp dụng cách giảm đau bụng kinh này ngay sau khi cơn đau phát sinh hoặc áp dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để dự phòng cơn đau tái phát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm đau bụng khi tới tháng bằng biện pháp massage. Biện pháp này sử dụng lực từ bàn tay tác động đến vùng bụng nhằm thư giãn tử cung và cải thiện tuần hoàn máu. Sau khi thực hiện, bạn sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể, cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn.
Hướng dẫn cách massage trị đau bụng kinh tại nhà:
Xem thêm : Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?
Sau khi massage, bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để cải thiện cơn đau bụng vào những ngày hành kinh.
Với những trường hợp đau bụng kinh kèm đau lưng và nhức mỏi cơ thể, bạn có thể tắm nước ấm để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Các chuyên gia Phụ khoa cho biết, tắm nước ấm giúp cải thiện tuần hoàn máu ở các mạch máu ngoại vi, từ đó đem lại cảm giác thoái mái và dễ chịu. Hơn nữa tắm nước ấm còn giảm đau nhức lưng, cơ thể và hạn chế tình trạng co bóp quá mức ở tử cung.
Cách trị đau bụng kinh tận gốc bằng trà gừng được nhiều chị em áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng giảm đau và tán hàn ứ ở tử cung.
Mẹo chữa này thích hợp với trường hợp thống kinh do huyết ứ thành hòn cục (máu kinh có dạng cục và màu nâu sẫm). Với tác dụng dược lý đa dạng, gừng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tán huyết ứ và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa trong chu kỳ kinh nguyệt.
Cách pha trà gừng trị đau bụng kinh tức thời:
Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát gừng rồi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới để thư giãn cơ tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, nên bổ sung các món ăn từ gừng vào những ngày hành kinh để hỗ trợ làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Ích mẫu là dược liệu quý trong y học cổ truyền, được sử dụng để chữa các chứng bệnh do huyết ứ như thống kinh và bế kinh. Theo y học cổ truyền, ích mẫu có vị đắng, tính mát, tác dụng điều kinh, giảm đau, khứ ứ và sinh tân. Ngoài tác dụng trị đau bụng kinh cấp tốc, loại thảo dược này còn có tác dụng trị chứng máu kinh ra nhiều, rối loạn kinh nguyệt và an thai.
Cách dùng cây ích mẫu giảm đau bụng kinh ngay tại nhà:
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số món ăn từ ích mẫu để điều kinh và giảm cơn đau bụng khi tới tháng như canh trứng gà ích mẫu, chè ích mẫu đại táo, đậu đen hầm ích mẫu thảo,…
Tương tự ích mẫu, ngải cứu cũng là thảo dược được nhân dân sử dụng để trị các chứng bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng ôn kinh, điều hóa khí huyết và giảm đau. Sử dụng bài thuốc và món ăn từ ngải cứu có thể giúp an thai, chữa chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,…
Bạn có thể chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu với 1 trong 2 cách sau đây:
Xem thêm : Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong các trường hợp sau
– Trứng gà tráng ngải cứu:
– Cháo ngải cứu thích hợp với nữ giới bị đau bụng kinh:
Bạn nên sử dụng các món ăn từ ngải cứu trước kỳ kinh 1 – 3 ngày và dùng liên tục trong thời gian hành kinh để tránh máu kinh bị vón cục và hạn chế cơn đau ở vùng bụng dưới.
Với những trường hợp cơn đau bụng có mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh được dùng phổ biến:
Nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giấc là biện pháp giúp làm giảm mức độ của cơn đau bụng kinh. Các bác sĩ cho biết, thiếu ngủ và thể trạng suy yếu là một trong những nguyên nhân khiến chứng thống kinh bùng phát mạnh.
Vì vậy vào những ngày “đèn đỏ” bạn nên hạn chế làm việc và mang vác nặng, thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó cần ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và ngủ trước 23 giờ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các gia vị có sẵn trong căn bếp để làm giảm cơn đau bụng kinh và đem lại cảm giác thoải mái trong những ngày “đèn đỏ”.
Bạn cũng có thể làm giảm tình trạng đau bụng vào những ngày “đèn đỏ” bằng cách sử dụng miếng dán hoặc dầu nóng. Hầu hết những sản phẩm này đều được sử dụng bằng cách thoa, dán trực tiếp vào vùng bụng dưới sau đó miếng dán và dầu nóng sẽ tỏa nhiệt nhằm làm thư giãn tử cung và tăng cường tuần hoàn máu.
Mỗi miếng dán thường có hiệu lực trong vòng 3 – 8 giờ đồng hồ. Sau đó bạn có thể bỏ miếng dán cũ và sử dụng miếng dán mới cho đến khi kỳ kinh kết thúc. Nếu sử dụng dầu nóng để giảm đau bụng kinh, nên kết hợp với các động tác xoa bóp nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ tử cung.
Đau bụng vào những ngày “đèn đỏ” có thể gây cản trở quá trình làm việc và học tập của nữ giới. Hơn nữa, triệu chứng này kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ suy nhược cơ thể.
Bên cạnh các cách giảm đau bụng kinh tại nhà, bạn có thể làm giảm mức độ và tần suất của triệu chứng này với những lời khuyên sau:
Bài viết đã tổng hợp 10 cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản và hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng “đối phó” với cơn đau xuất hiện vào những ngày “đèn đỏ”.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Bụng Kinh Nên Uống Nước Gì Giảm Đau Hiệu Quả?
- Uống Thuốc Đau Bụng Kinh Có Hại Hay Ảnh Hưởng Gì Không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 00:49
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?