Bồi thường thiệt hại là vấn đề không thể thiếu trong các vụ việc về thương tích. Theo đó, các bên có thể tự thỏa thuận bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án xét xử. Vậy, pháp luật quy định được bồi thường những khoản tiền nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?… Luật Hùng Bách xin giải đáp các vấn đề nêu trên trong bài viết sau. Bạn đọc cần hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật, tư vấn bồi thường theo tỷ lệ thương tật vui lòng liên hệ theo số 0983.499.828 (Zalo).
Để làm rõ khái niệm bồi thường theo tỷ lệ thương tật cần xem xét hai vấn đề gồm: Bồi thường thiệt hại và tỷ lệ thương tật. Cụ thể:
Bạn đang xem: CÁCH TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG THEO TỶ LỆ THƯƠNG TẬT
Theo Đại từ điển tiếng Việt, bồi thường được hiểu là “đền bù những tổn thất đã gây ra”.
Cũng theo Đại từ tiếng Việt thì thiệt hại được hiểu là “mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của”.
Dưới góc độ pháp lý, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức khi có hành vi xâm phạm và gây ra tổn thất cho cá nhân, tổ chức khác. Các thiệt hại có thể là: Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tinh thần,…
Tỷ lệ thương tật (TLTT) hay tỷ lệ tổn thương cơ thể là mức độ tổn hại sức khỏe được quy ra đơn vị phần trăm (%) do thương tích, bệnh, tật, di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương gây ra.
Ví dụ: Sức khỏe của một người bình thường là 100%. Sau khi bị hành hung, người đó được kết luận là bị tổn thương cơ thể 60%. Như vậy, 60% là căn cứ để khởi tố trong tố tụng hình sự và là căn để tính mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bồi thường theo tỷ lệ thương tật là việc bên gây ra thương tích phải chi trả cho bên bị thương một khoản tiền để bù đắp thiệt hại.
Khi nào phải bồi thường theo tỷ lệ thương tật hay căn cứ phát sinh việc bồi thường theo tỷ lệ thương tật là gì? Nội dung này được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Theo đó, có 03 yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ thương tật:
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: Có hành vi xâm phạm, có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm. Trừ một số trường hợp như: Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Xem thêm : Cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ đã biết chưa?
Tư vấn phần trăm thương tích, bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).
Đối chiếu với các quy định về bồi thường thiệt hại nêu trên có thể thấy, việc có bồi thường hay không phải căn cứ vào việc có thiệt hại thực tế xảy ra hay không. Như vậy, mức bồi thường sẽ được tính dựa trên tổng mức thiệt hại. Luật Hùng Bách xin là rõ như sau:
Pháp luật hiện hành ghi nhận một số khoản được bồi thường bao gồm:
Không hiếm những trường hợp các tổn thương trên cơ thể quá lớn và không thể cứu chữa được dẫn đến người bị thương tật bị chết. Vậy khi người người thương tật chết thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Mức bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm sẽ bao gồm các chi phí dưới đây:
Mức thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trong trường hợp này được xác định như mục trên. Thời điểm để tính mức bồi thường thiệt hại sẽ được tính từ khi người đó bị tổn thương cơ thế đến khi người đó chết.
Trên thực tế, người bị thương tật không chỉ tổn thương trên 01 bộ phận duy nhất. Khi bị tai nạn hoặc bị người khác gây thương tích, người bị thiệt hại thường chịu nhiều tổn thương trên cơ thể cùng lúc. Do vậy, việc tính tỷ lệ thương tật chuẩn dựa vào toàn bộ thương tích trên cơ thể mà người đó phải chịu.
Xem thêm : Sửa iPhone X loạn, liệt cảm ứng
Để biết phương pháp tính tỷ lệ thương tật chuẩn, bạn cần biết được tỷ lệ thương tật do thương tích gây ra trên mỗi bộ phận cơ thể là bao nhiêu. Thương tích ở phần đầu sẽ có tỷ lệ thương tật khác thương tích ở chân; tỷ lệ thương tật khi cụt một ngón tay sẽ khác tỷ lệ thương tật khi mất một bên thận; v.v… Nếu chưa xác định được vết thương của mình được pháp luật quy định là bao nhiêu phần trăm các bạn có thể liên hệ tư vấn theo số: 0983.499.828 (Zalo).
Bài viết tham khảo: Cách tính tỷ lệ thương tật theo phần trăm mới nhất.
Dưới đây là một số loại tổn thương não và hệ thần kinh theo bảng tỷ lệ thương tật:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1 Mẻ hoặc mất bàn ngoài xương sọ (trên 3cm hoặc dưới 3cm)5 – 152 Nứt, vỡ xương vòm sọ8 – 253 Chấn động não01 – 104 Tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật995 Liệt tứ chi mức độ nhẹ61 – 636 Liệt tứ chi mức độ vừa81 – 837 Liệt tứ chi mức độ nặng93 – 958 Động kinh cơn co cứng – co giật điển hình đáp ứng điều trị tốt11 – 159 ……
Dưới đây là một số loại tổn thương hệ tim mạch:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1Vết thương thành tim (tùy vào có biến chứng hay không biến chứng)31 – 732Thủng màng ngoài tim8 – 103Tổn thương trung thất11 – 354Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng chưa phẩu thuật31 – 355Phình động, tĩnh mạch chủ ngực, chủ bụng có chỉ định phẩu thuật51 – 816Vết thương mạch máu lớn (động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch cánh tay, động mạch chậu, động mạch đùi…)7 – 357……
Dưới đây là một số loại tổn thương cơ, xương khớp:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1 Gãy xương đòn6 – 202 Tháo một khớp vai71 – 733 Cụt một cánh tay61 – 704 Tháo khớp cổ tay một bên525 Cụt (mất) năm ngón tay476 Trật khớp gối3 – 107 ……
Dưới đây là một số loại tổn thương phần mềm:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1Sẹo nhỏ (dài dưới 3cm và rộng dưới 0,3cm)12Sẹo trung bình (dài từ 3cm – 5cm và rộng từ 0,3cm – 0,5cm.23Sẹo lớn34Sẹo nhỏ, trung bình, lớn phần mềm vùng mặt3 – 6 – 95Sẹo nhỏ, trung bình, lớn phần mềm vùng cổ2 – 4 – 66……
Dưới đây là một số loại tổn thương do bỏng:
STTLoại tổn thươngTỷ lệ DTCTTLTT (%)Từ 1% trở xuống1Trên 1%% DTCTTừ 1% trở xuống2Trên 1%% DTCT x2Dưới 1%6 – 10Từ 1% – 3%11 – 15Từ 3% trở lên216………
Dưới đây là một số loại tổn thương răng, hàm, mặt:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1 Mẻ xương hàm, vỡ ổ chân răng1 – 32 Gãy xương hàm trên hoặc hàm dưới can xấu gây sai khớp cắn21 – 253 Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới614 Trật khớp hàm dễ tái phát không còn khả năng điều trị16 – 205 Mất hoặc gãy thân một răng: Răng cửa, răng nanh (số 1,2, 3)26 Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm15 – 187 Mất một phần nhỏ đầu lưỡi, ảnh hưởng đến ăn, nói6 – 108 ……
Dưới đây là một số loại tổn thương tai, mũi, họng:
STTLoại tổn thươngTLTT (%)1 Nghe kém nhẹ một tai32 Nghe kém trung bình một tai93 Nghe kém nặng một tai11 – 154 Nghe kém quá nặng một tai16 – 205 Khuyết nhỏ hơn 1/4 mũi5 – 96 Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (chất đặc)11 – 157 Nói khó16 – 208 ……
Tham khảo: Tỷ lệ thương tật gãy xương theo trường hợp cụ thể.
Khi tính tỷ lệ thương tật, bạn phải áp dụng công thức tính như sau:
Trong đó:
Tổng tỷ lệ thương tật sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Xem thêm : Cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ đã biết chưa?
Tư vấn phần trăm thương tích, bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).
Mức bồi thường: Bồi thường về sức khỏe + Tổn thất tinh thần.
Ví dụ: Ông A và bà B lưu thông trên đường thì va chạm với nhau, lỗi hoàn toàn do bà B. Ông A bị gãy chân và tổn thương phần đầu, kết luận giám định thương tích là 20% tổn thương cơ thể. Do vậy, bà B không thuộc trường hợp bị khởi tố hình sự do thương tật.
Bà B phải bồi thường cho ông A là: 40 + (10*3) + 7 + 5 = 82 triệu đồng.
Bài viết tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?
Mức bồi thường: Bồi thường về sức khỏe + Chi phí mai táng + Chi phí cấp dưỡng + Tổn thất tinh thần.
Ví dụ: Anh X và anh Y có mâu thuẫn với nhau và xảy ra xô xát. Anh X đã đánh anh Y bị thương dẫn đến chết trên đường đi cấp cứu. Anh X bị Tòa án tuyên 7 năm tù vì tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Anh X phải bồi thường cho anh Y là: 2 + 50 + (15*12*1) + 50 = 282 triệu đồng. Trong đó, khoản cấp dưỡng có thể được thanh toán theo tháng.
Tư vấn bồi thường theo tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo).
Để xác định một người có bị đi tù hay không cần xem xét ba yếu tố chính:
Khi gây thương tật đối với các tội phạm dưới đây thì người gây ra thương tích chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người bị hại.
Gây tai nạn lao động làm người khác bị thương tật:
Ví dụ: A và B có mâu thuẫn, nửa đêm A lẻn vào nhà dùng dao đâm xượt cổ B. Được người nhà cứu chữa kịp thời nên B vẫn còn sống. Kết luận giám định cho tỷ lệ thương tật của B là 4%. Tòa án xác định hành vi của A phạm tội “Giết người” và tuyên phạt B 7 (bảy) năm tù mặc dù A đã bồi thường cho B số tiền là 50 triệu đồng.
Qua ví dụ trên để thấy, mặc dù tỷ lệ thương tật của B chỉ là 4% nhưng vẫn bị xử phạt 7 (bảy) năm tù về hành vi “Giết người”. Nếu A không đâm vào cổ mà chỉ đâm vào tay hoặc chân B thì có thể được xác định là hành vi “Cố ý gây thương tích” và có thể B sẽ không bị khởi tố. Do vậy, quá trình định tội danh của một hành vi là rất quan trọng trong trường hợp gây thương tật cho người khác.
Người gây thương tích đã bồi thường thiệt hại nhưng thuộc các trường hợp pháp luật quy định vẫn có thể bị xử lý hình sự. Và chỉ tránh được việc đi tù nếu thuộc một trong các trường hợp:
Nếu đang băn khoăn trường hợp của mình có thể bị xử lý hình sự hay không? Cần bồi thường cho người bị thương tật thế nào? … Các bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn theo số: 0983.499.828 (Zalo).
Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý về thương tật, tỷ lệ thương tích vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
Trên đây là bài viết “Cách tính mức bồi thường theo tỷ lệ thương tật” của Luật Hùng Bách. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến chủ đề trên vui lòng để lại bình luận để được Luật sư giải đáp kịp thời.
Trân trọng!
D.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/02/2024 17:41
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…
Tử vi tháng 12/2024 Mậu Tuất: Không đột phá, nhiều rắc rối mới