Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của tình yêu thương

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của tình yêu thương

Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của tình yêu thương

Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của tình yêu thương

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về sức mạnh của tình yêu thương (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống của con người.

2. Phần thân bài

– Diễn giải về ‘Lòng yêu thương’: Tình cảm yêu thương, sự sẻ chia và giúp đỡ giữa con người.- Biểu hiện của lòng yêu thương:+ Đồng cảm với nỗi đau của con người.+ Hỗ trợ và chia sẻ về cả vật chất, tinh thần khi đối mặt với khó khăn, bất hạnh của người khác.+ Phê phán và đấu tranh chống lại những hành động đàn áp, bóc lột con người.

– Sức mạnh của lòng yêu thương:+ Hỗ trợ con người, tạo ra sức mạnh và động lực để vượt qua khó khăn.+ Sưởi ấm tâm hồn cô đơn, đau khổ, bất hạnh.+ Tạo ra sức mạnh tác động tâm lý đối với những người đang lạc lối.+ Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa con người.+ Tạo ra một xã hội phong cách, ấm cúng và nhân văn.

– Liên kết với thực tế: Vẫn tồn tại những con người thiếu lòng yêu thương, thờ ơ trước đau khổ của nhân loại.- Bài học rút ra:+ Phải phê phán những hành động làm tổn thương, gây đau khổ cho con người.+ Học cách yêu thương, lan tỏa tình thương.

3. Kết bài

Tổng kết lại vấn đề

II. Bài mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương

1. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương, mẫu 1 (Chuẩn)

Viết về tình thương của con người, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết ‘Có gì đẹp hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau’. Thật vậy, tình yêu thương là một thứ tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng, nó không chỉ gắn kết con bằng những tình cảm chân thành, tự nhiên nhất mà còn tạo ra sức mạnh tinh thần quý giá để con người vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh. Tình yêu thương cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ có tình yêu thương, tinh thần đoàn kết mà một đất nước nhỏ bé, yếu cả về thế và lực như Việt Nam ta đã nhiều lần giành những chiến thắng vẻ vang trước kẻ thù sừng sỏ thế giới như thực dân Pháp hay đế quốc Mĩ. Tình yêu thương vẫn được lưu giữ, phát huy mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Sức mạnh của tình yêu thương được phát huy khi dân tộc, đất nước đứng trước những thách thức lớn của hoàn cảnh. Trong trận lụt lịch sử ở miền Trung năm 2020, cả dân tộc đã cùng nhau chung tay, ủng hộ, giúp đỡ ‘khúc ruột’ miền Trung khắc phục hậu quả của bão để lại. Hay trong đại dịch Covid-19 bùng nổ, quân và dân ta vẫn một lòng đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để tạo thành một ‘Việt Nam’ mạnh mẽ có thể vượt qua 4 lần ‘càn quét’ của đại dịch. Khi biết yêu thương, sẻ chia chúng ta không chỉ tạo dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với con người mà còn tạo ra nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi khó khăn. Cũng chính tình yêu thương, sự sẻ chia sẽ góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển vững mạnh hơn. Một thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện nay là vẫn có những con người vì lợi ích của bản thân, vì chạy theo đồng tiền mà trở nên vô cảm với những người xung quanh, thậm chí là lợi dụng ‘giẫm đạp’ lên người khác để đạt được lợi ích. Đây là một thực trạng đáng báo động trong xã hội. Để xây dựng một xã hội tình thương, để làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, chúng ta hãy học cách yêu thương, sẻ chia vì ‘sống là để cho, đâu chỉ nhận riêng mình’.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương, mẫu 2 (Chuẩn)

Lòng yêu thương là sợi dây tình cảm kết nối giữa con người với con người trong xã hội. Khi trao đi tình yêu thương, con người không chỉ nhận lại được tình cảm yêu mến, kính trọng của người xung quanh mà còn mang đến sự bình yên, hạnh phúc trong tâm hồn, đúng như câu nói ‘Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc’. Lòng yêu thương là tình cảm yêu mến chân thành, là sự đồng cảm, sẻ chia mả con người dành cho nhau, đó chính là tình cảm thiêng liêng, ấm áp, cao đẹp nhất nơi trái tim con người. Lòng yêu thương được thể hiện thông qua rất nhiều hành động khác nhau, đó là thái độ đồng cảm, là hành động giúp đỡ, che chở cho những mảnh đời bất hạnh. Lòng yêu thương khi được trao đi bằng hành động sẽ trở thành niềm động viên, an ủi giúp xoa dịu nỗi đau, sự bất hạnh của những người được giúp đỡ. Lòng yêu thương cũng chính là cội nguồn của những tình cảm cao quý khác như: tình thân, tình bạn bè, tình yêu… Lòng yêu thương không chỉ nâng đỡ con người trong những lúc khốn khó mà còn tạo thành sức mạnh tinh thần để đối diện, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh. Lòng yêu thương còn có sức mạnh cảm hóa khi con người ta lầm đường lạc lối, mang đến niềm tin và cơ hội để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Trân trọng và phát huy vẻ đẹp của lòng yêu thương, chúng ta cũng cần có thái độ phê phán với những người sống thiếu tình thương, vô cảm trước nỗi đau của nhân loại. Mỗi người chúng ta cần phải biết yêu thương, sẻ chia để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương, mẫu 3 (Chuẩn)