Tính chiều dài hình chữ nhật cũng là một dạng toán cơ bản mà các em học sinh thường xuyên gặp trong toán hình. Nếu trong quá trình học tập trên lớp về hình chữ nhật, các công thức tính liên quan đến hình chữ nhật mà các em học sinh chưa nắm rõ được kiến thức để áp dụng vào bài toán tính chiều dài hình chữ nhật. Vậy mời các em cùng các bậc phụ huynh cùng tham khảo Cách tính chiều dài hình chữ nhật và ví dụ chi tiết mà ThuThuatPhanMem.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Theo định nghĩa trong toán học, hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông (=90o) có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau. Chiều dài hình chữ nhật chính là độ dài của cạnh dài, chiều rộng hình chữ nhật là độ dài của cạnh ngắn hình chữ nhật.
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật là:
Hình chữ nhật có đầy đủ những tính chất của một hình thang cân và hình bình hành như:
Chu vi hình chữ nhật bằng tổng độ dài tất cả các cạnh.Quy tắc tính chu vi hình chữ nhật: “Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2”.
Chu vi hình chữ nhật là đường bao quanh toàn bộ diện tích của hình hay hiểu đơn giản chu vi hình chữ nhật bằng tổng độ dài tất cả các cạnh. Trong toán học, quy tắc tính chu vi hình chữ nhật là: “Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân 2”, tất cả phải cùng đơn vị với nhau.
Công thức tính chu vi hình chữ nhật: P = (a + b) x 2
Xem thêm : Chuyên gia chia sẻ về những 'rối rắm' của việc tính ngày âm lịch
Trong đó:
Ví dụ tính chu vi hình chữ nhật
Hình chữ nhật ABCD có kích thước chiều dài là 10 cm và kích thước chiều rộng là 6cm. Tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
Bài giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật ta có:
PABCD = (a + b) x 2 = (10 + 6) x 2 = 16 x 2 = 32 (cm).
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD là 32 cm.
Diện tích hình chữ nhật là phần được đo bằng độ lớn bề mặt của hình, hay chính là phần mặt phẳng của hình chữ nhật mà bạn có thể nhìn thấy được. Trong toán học, muốn tính diện tích hình chữ nhật bạn chỉ cần lấy chiều dài nhân với chiều rộng, các đơn vị cần được quy đổi về cùng một đơn vị đo. Đơn vị của diện tích hình chữ nhật là mũ 2 của đơn vị đo chiều dài, chiều rộng.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S = a x b
Xem thêm : NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC KHI GIA TĂNG DÂN SỐ
Trong đó:
Công thức trên áp dụng khi bạn biết chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật, còn nếu biết kích thước đường chéo của hình chữ nhật, bạn có thể tính diện tích hình chữ nhật theo công thức:
S = (frac{1}{2} times ) (Đường chéo)2
Ví dụ tính diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật ABCD có kích thước chiều dài và chiều rộng lần lượt là 15 cm và 10 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài giải:
Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật, ta có:
SABCD = a x b = 15 x 10 = 150 cm2
Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD là 150 cm2.
Độ dài đường chéo hình chữ nhật bằng căn bậc hai tổng bình phương hai cạnh (chiều dài và chiều rộng) hình chữ nhật (theo định lý Pytago).
Công thức tính đường chéo hình chữ nhật: Đường chéo = (sqrt {({a^2} + {b^2})} )
Xem thêm : NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC KHI GIA TĂNG DÂN SỐ
Trong đó:
Ví dụ tính đường chéo hình chữ nhật
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = CD = 4 cm và chiều rộng BC = DA = 3 cm. Tính độ dài đường chéo hình chữ nhật.
Bài giải:
Áp dụng công thức tính đường chéo hình chữ nhật, ta có:
Đường chéo AD = BD = (sqrt {(A{B^2} + B{C^2})} = sqrt {({4^2} + {3^2})} = sqrt {25} ) = 5 (cm).
Vậy độ dài của đường chéo của hình chữ nhật ABCD là 5 cm.
Khi biết diện tích và chiều rộng hình chữ nhật, các em sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật S = a x b => a = (frac{S}{b}).
Xem thêm : Chuyên gia chia sẻ về những 'rối rắm' của việc tính ngày âm lịch
Trong đó:
Ví dụ: Sân nhà hình chữ nhật có diện tích là 160m2 và chiều rộng là 10m. Hỏi chiều dài sân nhà bằng là bao nhiêu.
Bài giải:
a = (frac{S}{b}) = (frac{160}{10}) = 16m
Vậy chiều dài sân nhà là 16m.
Tính chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng, các em chỉ cần sử dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật P = (a + b) x 2 => a = (frac{P}{2}) – b.
Xem thêm : Chuyên gia chia sẻ về những 'rối rắm' của việc tính ngày âm lịch
Trong đó:
Ví dụ: Bảng học trên lớp có chu vi bảng là 8m và chiều rộng bảng là 1m. Tính chiều dài bảng.
Bài giải:
Áp dụng công thức: a = (frac{P}{2}) – b = (frac{8}{2}) – 1 = 3m.
Vậy chiều dài bảng học là 3m.
Dạng bài tính chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng chưa cho sẵn, các em cần đọc kỹ đề bài và dựa vào những dữ liệu đề bài cho để tìm ra chiều rộng của hình chữ nhật, sau đó tính chiều dài hình chữ nhật.
Ví dụ: Cho một hình chữ nhật có chu vi là 72cm và chiều rộng bằng (frac{1}{4}) nửa chu vi. Vậy chiều dài của hình này bằng bao nhiêu?
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: (frac{P}{2}) = (frac{72}{2}) = 36 cm.
Chiều rộng hình chữ nhật là: (frac{1}{4}) x 36 = 9 cm.
Vậy chiều dài hình chữ nhật là: (frac{P}{2}) – b = 36 – 9 = 27 cm.
Như vậy trên đây ThuThuatPhanMem.vn đã chia sẻ với các em học sinh những kiến thức liên quan đến hình chữ nhật, các công thức tính hình chữ nhật cũng như cách tính chiều dài hình chữ nhật và ví dụ chi tiết nhất. Hi vọng với những kiến thức này, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về hình chữ nhật cũng như có thể tự tin giải những bài tập liên quan đến tính chiều dài, chiều rộng, tính diện tích, tính chu vi hình chữ nhật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 11:39
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024