Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học là một trong những vấn đề cơ bản nhất mà bất kể sinh viên nào cũng cần biết. Vậy tính điểm xếp loại tốt nghiệp đại học như thế nào?
Bạn đang xem: Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên
Khác với cách tính điểm xếp loại tốt nghiệp THCS và THPT, cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính theo tín chỉ tích lũy. Theo đó, sinh viên phải hoàn thành các môn học đáp ứng với số tín chỉ các môn theo quy định của nhà nước.
Điểm tích lũy trung bình là điểm số quan trọng quyết định xếp loại bằng tốt nghiệp của sinh viên, được tính theo điểm tín chỉ các môn học và chia đều làm điểm tích lũy theo thang điểm 4 và thang điểm 10.
Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học năm 2023
Đối với cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học theo thang điểm 10, Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định cách tính cụ thể theo điểm b khoản 5 Điều 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
– Xếp loại Xuất sắc: Điểm tích lũy từ 9,0 – 10,0.
– Xếp loại Giỏi: Điểm tích lũy từ 8,0 – cận 9,0.
– Xếp loại Khá: Điểm tích lũy từ 7,0 – cận 8,0.
– Xếp loại Trung bình: Điểm tích lũy từ 5,0 – cận7,0.
– Xếp loại Yếu: Điểm tích lũy từ 4,0 – cận 5,0.
Xem thêm : Những điểm bắn pháo hoa Tết 2023 ở Hà Nội
Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định theo thang điểm 10 và sẽ được quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm hệ 4 để xác định xếp loại bằng tốt nghiệp đại học của sinh viên.
Thông thường, theo thang điểm 10, nếu điểm tích lũy của sinh viên dưới 4,0 sẽ phải học lại hoặc thi lại (tuỳ thuộc vào quy định của nhà trường).
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, quy định:
– Từ 4,0 – dưới 5,5 quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 là 1.0.
– Từ 5,5 – dưới 7,0 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0.
– Từ 7,0 – dưới 8,5 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0.
– Từ 8,5 – 10,0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 4.0.
(Tuỳ vào quy định của mỗi trường đại học mà sẽ có các điểm A+, B+, C+ và D+, tuy nhiên phần lớn các trường hiện nay đều áp dụng cách tính điểm như trên).
Sau đó, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp loại theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại tốt nghiệp đại học theo thang điểm 4 như sau:
– Xếp loại Xuất sắc: Điểm tích lũy từ 3,6 – 4,0.
– Xếp loại Giỏi: Điểm tích lũy từ 3,2 – cận 3,6.
– Xếp loại Khá: Điểm tích lũy từ 2,5 – cận 3,2.
Xem thêm : Sau khi sinh ăn thịt gà được không và nên ăn như thế nào cho hợp lý?
– Xếp loại Trung bình: Điểm tích lũy từ 2,0 – cận 2,5.
– Xếp loại Yếu: Điểm tích lũy từ 1,0 – cận 2,0.
Điều kiện sinh viên được xét cấp bằng tốt nghiệp đại học
Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên để được xét cấp bằng tốt nghiệp đại học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Tích lũy đủ số học phần, tín chỉ và hoàn thành các nội dung đào tạo bắt buộc theo yêu cầu của chương trình đào tạo và đạt chuẩn đầu ra theo quy định nhà trường.
– Điểm trung bình tích lũy của toàn khoá đạt xếp loại từ mức trung bình trở lên.
– Tại thời điểm xét tốt nghiệp đại học, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không đang trong thời gian bị nhà trường kỷ luật mức đình chỉ học tập.
Nếu đủ các điều kiện để xét cấp bằng tốt nghiệp nêu trên, sinh viên viên sẽ được hiệu trưởng trường đại học ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đại học trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện xét tốt nghiệp, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở giáo dục đào tạo (căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT).
Hạng tốt nghiệp của sinh viên được xác định căn cứ theo điểm trung bình tích lũy toàn khóa học như mục nêu trên. Tuy nhiên, nếu hạng tốt nghiệp của sinh viên là xuất sắc và giỏi thì sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc trường hợp sau:
– Sinh viên đã bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học tập tại trường.
– Khối lượng các học phần phải học lại nhiều hơn 5% so với tổng số tín chỉ được quy định toàn khoá.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, các sinh viên học song ngành chỉ được xét tốt nghiệp đại học ngành thứ hai khi đủ điều kiện tốt nghiệp đối với ngành thứ nhất và đã đăng ký muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp đại học ngành thứ hai.
Trên đây là những thông tin về cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay qua tổng đài 19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/01/2024 20:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024