Tuổi mụ là gì vẫn được nhiều người thắc mắc. Dù cho xã hội ngày càng phát triển nhưng không thể xóa nhòa truyền thống Á Đông.
Tuổi mụ là gì vẫn được nhiều người thắc mắc. Dù cho xã hội ngày càng phát triển nhưng không thể xóa nhòa truyền thống Á Đông. Theo đó, tuổi mụ luôn gắn liền với cách tính tuổi của người Việt. Bài viết sẽ cập nhật lại ý nghĩa của tuổi mụ để chúng ta cùng biết nhé!
Bạn đang xem: Tuổi mụ là gì? Ý nghĩa và cách tính tuổi mụ chính xác
Tuổi Mụ còn gọi là tuổi âm lịch hay tuổi ta (theo cách tính tuổi của người xưa). Tuổi mụ được tính từ khi em bé đang còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày cũng gần giáp 1 năm nên khoảng thời gian này cũng được tính là 1 tuổi_tuổi đầu tiên của em bé.
Tuổi mụ là gì thường là câu hỏi của nhiều người trẻ hiện nay. Bởi hầu hết người xưa đều có cách tính tuổi này (khi văn hóa Tây Phương chưa du nhập vào Việt Nam).
Ở thời cổ đại, cách tính tuổi mụ là cách tính tuổi duy nhất. Theo đó, lúc bấy giờ sẽ không có khái niệm tính tuổi từ “0”, cũng không tính tuổi từ sinh nhật. Nguồn gốc tính tuổi mụ xuất phát từ Trung Quốc, các nước châu Á bao gồm cả Việt Nam cũng được ảnh hưởng.
Nước ta hiện nay tồn tại song song hai loại tuổi, bao gồm:
Tuổi dương là tuổi thực/ tuổi khai sinh: Được tính theo ngày tháng năm sinh dương lịch trên giấy khai sinh.
Tuổi âm hay tuổi mụ: Được tính theo ngày tháng năm sinh âm lịch, thường lấy tuổi dương cộng thêm 1 tuổi.
Như đã chia sẻ thì tuổi Mụ là gì xuất phát từ văn hoá Trung Quốc. Ngày xưa, quan niệm ngày đêm thường dựa vào quá trình quan sát Thiên văn của người Trung Quốc. Thông qua thời điểm Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn. Lấy chu kỳ tuần hoàn mọc và lặn để có khái niệm tháng được dựa vào Mặt Trăng. Với năm thì lấy chu kì “hè qua đông lại đến”, dựa vào đó để cho ra được khái niệm năm của người phương Đông.
Tuổi mụ xuất phát từ văn hóa Trung Quốc
Mặt khác, người Trung Quốc cũng có cách dùng giờ để tính ra một ngày. Thêm vào đó là các thuật ngữ Địa Chi theo 12 con giáp ứng với các giờ trong ngày (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Cũng vì lẽ này, ngày giờ sinh rất được chú trọng.
Theo quan niệm xưa, thai nhi từ khi ở trong bụng của mẹ đã được xem là một sinh linh. Do đó, tuổi em bé sẽ được tính từ khi người mẹ mang thai. Lúc sinh ra, em bé đã sở hữu một tuổi, đến khi bước sang năm mới sẽ được cộng thêm một tuổi. Thực tế, tuổi này đã được phát âm theo cách lái đi, được lấy tên là “tuổi Mụ” nhằm phân biệt với tuổi của người mẹ.
Khi đã biết tuổi mụ là gì cũng như nguồn gốc của tuổi mụ là gì; bạn cũng nên biết thêm các cách tính tuổi mụ để phục vụ cho các mục đích xem bói tuổi tác, xem tuổi kết hôn, xem tuổi xây nhà…
Vâỵ, cách tính tuổi mụ là gì? Thường sẽ có 2 trường hợp khi tính tuổi mụ. Cụ thể là với người sinh từ tháng 1 đến tháng 8 và với người sinh từ tháng 9 đến tháng 12. Ở mỗi trường hợp sẽ có cách tính khác nhau. Căn cứ vào ngày sinh của mình, bạn có thể xem xét cách tính tuổi mụ phù hợp:
Bước 01: Xác định được chính xác năm sinh theo âm lịch. Bạn có thể xem lịch online hoặc các công cụ chuyển đổi lịch dương sang lịch âm để biết bạn sinh vào năm âm lịch nào. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khai sinh trễ hoặc khai sinh sớm hơn thời điểm sinh thực tế. Do đó, hãy hỏi cha mẹ hoặc người nắm được thời điểm năm sinh chính xác của bạn.
Bước 02: Xác định thời điểm sinh của bạn là trước Tết Nguyên Đán hay sau Tết Nguyên Đán.
Bước 03: Nếu bạn sinh trước tết Nguyên Đán, hãy cộng thêm 1 tuổi mụ vào tuổi dương lịch. Nếu sinh sau tết Nguyên Đán, bạn sẽ không được cộng thêm tuổi mụ vào tuổi dương lịch.
Ví dụ: Tính tuổi vào năm 2024, các bé sinh vào tháng 3 năm 2020 sẽ có tuổi Mụ của bé là: tuổi thực (tuổi trên giấy khai sinh) + 1, tức là 4 + 1 = 5 tuổi. Tuổi mụ được tính từ lúc bé được hình thành trong bụng mẹ, bắt đầu từ khoảng tháng 7 năm 2019.
Xem thêm : Công dụng của Nhãn Lồng
Nếu được sinh ra từ tháng 9 đến tháng 12 thì tuổi Mụ sẽ bằng với tuổi thực là tuổi trên giấy khai sinh. Bởi thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày thì thai nhi đã được hình thành vào khoảng đầu năm. Do đó, không phải thuộc vào năm trước nên không tính tuổi mụ, tức sẽ không cộng thêm 1 tuổi.
Ví dụ: Tính tuổi vào năm 2024, các bé sinh vào tháng 12 năm 2020 thì tuổi Mụ của bé bằng với tuổi thực (tuổi trên giấy khai sinh) là 4 tuổi.
Ý nghĩa và vai trò của tuổi mụ là gì? Nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều hoạt động liên quan đến tín ngưỡng trong văn hóa phương Đông sẽ cần đến tuổi mụ. Đặc biệt là khi xem bói tử vi, xem tuổi kết hôn, xem phong thủy và quan trọng là xem tuổi mụ là gì để cúng mụ cho bé. Ngoài ra, tuổi mụ còn dùng với nhiều mục đích khác tùy vào nhu cầu từng người.
Việc tính tuổi Mụ được dùng nhiều trong văn hóa tín ngưỡng của phương Đông hiện nay. Chẳng hạn như xem tuổi kết hôn, xem tuổi phong thủy, xem tuổi xây nhà, xem tuổi kinh doanh hay chọn ngày tổ chức đám cưới, …
Tuy nhiên, đối với các vấn đề hay công việc phổ biến, thông dụng trên toàn thế giới như làm giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, việc liên quan mật thiết đến luật pháp thì tuổi Mụ sẽ không được tính. Lúc này, cần phải sử dụng tuổi dương hay tuổi thực trên giấy khai sinh để tiến hành làm các loại giấy tờ hoặc cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến tuổi tác.
Lễ cúng mụ hay cúng đầy tháng là một văn hóa tín ngưỡng lâu đời tại Việt Nam. Đây được xem là nét đẹp truyền thống.
Các nghi thức lễ cũng mụ nhằm mục đích:
Giúp mọi người trong gia đình, dòng tộc biết được sự hiện diện của em bé
Em bé có thể nhận được sự chúc phúc từ mọi ngươi xung quanh
Cột mốc đánh dấu tuổi của bé tròn 1 tháng kể từ lúc lọt lòng
Là lễ tạ ơn Bà Mụ (các Tiên nương phụ trách việc sinh nở cũng như nặn ra em bé). Đồng thời, tạ ơn Đức Ông đã dõi theo và phù hộ cho mẹ tròn con vuông kể từ lúc thai nghén đến khi sinh sản. Lễ cũng mụ cũng là dịp để gia đình cầu xin ơn trên phù hộ và ban phúc lành cho bé được khỏe mạnh, bình an.
Bên cạnh lễ cúng mụ, nhiều người còn tổ chức lễ cúng cho trẻ vào các thời điểm như:
Lễ cúng 7 ngày với bé trai và 9 ngày với bé gái, thời điểm này còn gọi ngày đầy cữ
100 ngày hay ngày đầy tuổi tôi: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và 3 tháng 10 ngày sau khi ra đời là vừa chẵn 1 năm tuổi
Lễ cúng thôi nôi_ bé được 12 tháng tuổi
Biết được tuổi mụ là gì và lễ cúng mụ là như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu cách thực hiện lễ cúng Mụ.
Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào 4 dịp tương ứng với 4 mốc thời gian:
Xem thêm : Công thức tính phần trăm (%) chuẩn xác trong mọi lĩnh vực
Ngày đầy cữ là ngày em bé được 10 ngày tuổi
Ngày đầy tháng là ngày em bé được 1 tháng tuổi
Ngày đầy tuổi tôi là ngày em bé được 100 ngày tuổi
Ngày thôi nôi là ngày em bé được 1 năm tuổi
Lễ vật cúng tuổi mụ là gì? Lễ cúng mụ cần có các lễ vật như: 12 phần lễ nhỏ cúng 12 bà Mụ cùng 1 phần lễ lớn cúng bà Mụ chúa. Các mâm lễ như sau:
Một số đồ vàng mã, ví dụ như: quần áo, giày dép, nén vàng, …
Món ăn như: heo quay, gà luộc, xôi, chè và bánh ngọt, …
Mâm hoa quả cùng với hoa cúng
Rượu trắng
Trầu cau
Hương trầm (hoặc hương thanh)
Nến đỏ (hoặc nến trắng)
Bước 01: Chuẩn bị các lễ vật đã được nêu ở trên. Hoặc có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật khác theo mong muốn gia chủ. Tuy nhiên, cần đảm bảo số lượng mâm cúng là 12 mâm cúng nhỏ và 1 mâm cúng lớn.
Bước 02: Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ để đón các bà Mụ. Cần đặt vị trí nơi cúng mụ ở phòng khách hoặc trong không gian rộng rãi.
Bước 03: Lần luợt sắp các lễ vật lên bàn thờ. Những vật phẩm vàng mã sẽ đặt ở giữa, hoa quả đặt ở phía trước còn rượu đặt ở phía sau, hai bên đặt thức ăn. Nến và hương sẽ đặt ở hai đầu của bàn thờ. Riêng với 12 mâm nhỏ, bạn có thể dùng các khay riêng để xung quanh mâm lớn sao cho đẹp mắt.
Bước 04: Tiến hành thắp hương và thắp nến. Đọc văn khấn cúng Mụ, để tạo không khí trang nghiêm thì bạn có thể gõ chuông hoặc trống. Đọc văn khấn xong, người cúng cúi đầu ba lần để chào tạ ơn cũng như dâng rượu lên cho các bà Mụ.
Bước 05: lễ cúng xong, gia đình có thể mời họ hàng đến chung vui, ra mắt em bé. Đồng thời, cùng chúc bé có nhiều may mắn và thành công trong tương lai.
Trong phong tục và tín ngưỡng phương Đông thì tuổi mụ rất được chú trọng. Tựu chung lại thì tuổi mụ chính là tuổi ta (tuổi em bé được tính từ khi mẹ mang thai).
Có nhiều dịp bạn sẽ được hỏi tuổi mụ là gì, mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích để bạn hiểu hơn về tuổi mụ. Đồng thời, biết cách tính tuổi mụ cũng như cách tổ chức lễ vật trong mâm cúng mụ cho bé yêu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/03/2024 11:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024