Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà nó còn được biết đến là một trong những bài thuốc dân gian thần kỳ, có công dụng điều trị nhiều loại bệnh khi kết hợp với rượu. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại rượu này để giúp ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể, những ai không nên uống rượu tỏi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Tỏi là loại gia vị có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin A, vitamin B (từ B1 đến B9), vitamin C và các loại khoáng chất. Khi đập dập hoặc giã nhuyễn tỏi để ngâm rượu, các Alliin có trong tỏi sẽ hình thành nên Allicin – một chất có tác dụng kháng sinh, kháng viêm cũng như giúp cơ thể chống lại ký sinh trùng, đem lại lợi ích cho hệ thống tim mạch.
Bạn đang xem: Ai không nên uống rượu tỏi, bị cao huyết áp có được uống?
Nếu bạn biết chế biến và sử dụng tỏi đúng cách, sức khoẻ của bạn sẽ được tăng thêm nhiều lợi ích.
Dưới đây là một số công dụng thần kỳ của rượu tỏi mà có thể bạn chưa biết, cùng tìm hiểu nhé!
Trong tỏi có chứa chất chống oxy hoá, đem đến công dụng giảm đau cũng như ngăn chặn các phản ứng gây viêm trong cơ thể. Uống rượu tỏi có thể giúp cơ thể chữa lành bệnh viêm khớp, mỏi xương khớp, vôi hoá các khớp…
Xem thêm : Tuổi Dần là con gì ? Những Người Tuổi Dần Sinh Năm Bao Nhiêu ?
Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau mỏi tay chân, bạn nên sử dụng ngay rượu tỏi để ngăn chặn ngay tình trạng này, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Tỏi có tính sát trùng cao nên có thể dùng để chữa trị bệnh viêm họng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng rượu tỏi để súc miệng hoặc uống một ngụm nhỏ. Việc này sẽ giúp cổ họng của bạn được làm sạch nhanh chóng, giúp triệu chứng viêm, đau họng được thuyên giảm rõ rệt.
Rượu tỏi cũng có công dụng trong việc điều chỉnh huyết áp cũng như giúp ích trong quá trình điều trị bệnh xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh về huyết áp phải sử dụng rượu tỏi linh động theo liều lượng, đặc biệt là theo chỉ dẫn của người có chuyên môn y tế.
Nguyên nhân là vì tỏi có tính nóng nên người dùng cần điều chỉnh liều lượng hợp lý đồng thời phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ để đạt được và duy trì hiệu quả điều trị.
Bên cạnh các công dụng chữa trị trên, rượu tỏi còn có tác dụng chữa các chứng khó tiêu, ợ chua và viêm loét dạ dày. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng rượu tỏi 2 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn với liều lượng 1 thìa cà phê. Làm như vậy, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ nhanh chóng biến mất.
Cao huyết áp được hiểu là tình trạng áp lực trên thành mạch máu tăng cao dưới sức ép của máu lưu thông bên trong cơ thể. Bệnh lý này hiện nay đang rất phổ biến không chỉ ở người già mà tỷ lệ trẻ hoá cũng ngày càng tăng cao, phần nhiều là do liên quan đến lối sống không lành mạnh và thiếu khoa học của một bộ phận người trẻ. Có thể thấy, huyết áp được xếp vào loại bệnh mãn tính với nhiều biến chứng khá nguy hiểm như tai biến, suy tim, nhồi máu cơ tim…
Xem thêm : Tiêu chí của giống cây trồng tốt gồm
Trong thời buổi hiện tại, dưới sự phát triển của y học và khoa học công nghệ, người cao huyết áp hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này bằng nhiều loại dược phẩm và thuốc. Trong đó, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các loại thảo dược thiên nhiên điển hình là rượu tỏi – một bài thuốc dân gian đã được truyền lại nhiều năm qua. Vậy người cao huyết áp, viêm gan B uống rượu tỏi được không? Và người thường bị đau bao tử uống rượu tỏi được không?
Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học được công bố, tỏi là loài thực vật vốn có nhiều tác dụng dược lý, nhất là khả năng điều chỉnh huyết áp và phòng ngừa bệnh ung thư. Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn alycin – một hợp chất tự nhiên có khả năng làm giảm độ kết dính của tiểu cầu, giúp hạn chế tình trạng cục máu đông trên thành mạch. Hơn nữa, alycin còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL), đây chính là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp.
Đối với y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ôn, sở hữu công dụng chính là chống viêm, kháng khuẩn, góp phần thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả hơn. Khi tỏi được ngâm trong dung dịch có chứa tính axit, điển hình như giấm hay rượu gạo thì hỗn hợp đó sẽ phát huy khả năng phòng chống bệnh cao huyết áp cũng như một số bệnh lý khác liên quan đến tim mạch.
Vậy đối tượng nào không nên sử dụng rượu tỏi? Với trẻ em dưới 3 tuổi, những người sắp tiến hành phẫu thuật, người đang mắc phải các bệnh về gan, thận, tiểu đường thì lời khuyên là không nên sử dụng rượu tỏi. Còn với người cao tuổi, thường mắc bệnh về đường ruột thì lời khuyên là không nên làm dụng quá nhiều rượu tỏi hoặc nhờ đến sự tư vấn của các y bác sĩ. Đặc biệt, bạn không nên uống rượu tỏi trong lúc đói bụng nhé.
Khi sử dụng rượu tỏi trong việc điều trị các loại bệnh lý, bạn cần lưu ý những điều sau để phát huy tối đa hiệu quả của bài thuốc này.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/01/2024 03:34
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024