Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, dù sinh thường hay sinh mổ thì người lao động cũng đều có cơ hội được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản.
Người sinh mổ được giải quyết nghỉ dưỡng sức sau thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Bạn đang xem: Sinh mổ được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày? Nhận bao nhiêu tiền?
(1) Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con thường được nghỉ chế độ thai sản trong thời gian 06 tháng. Người lao động sau khi nghỉ hết thời gian này có thể được giải quyết nghỉ thêm chế độ dưỡng sức.
(2) Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục, cần được nghỉ thêm để điều dưỡng sức khỏe.
Người lao động có các điều kiện trên sẽ được công ty và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 07 đến 10 ngày.
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh mổ được nghỉ dưỡng sức 07 ngày hoặc 10 ngày tùy vào số lượng trẻ do người mẹ đó sinh ra. Cụ thể
– Sinh 01 con mà phải sinh mổ: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 07 ngày.
Xem thêm : Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?
– Sinh đôi trở lên mà sinh mổ: Được nghỉ dưỡng sức tối đa 10 ngày.
Lưu ý: Đây là số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa trong năm của người lao động. Thời gian nghỉ này bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp nghỉ dưỡng sức từ cuối năm trước sang đến đầu năm sau thì thời gian nghỉ được tính cho năm trước.
Người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có) sẽ quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức mà người lao động được nghỉ hưởng chế độ nhưng không vượt quá thời gian tối đa quy định.
Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì người lao động được nhận được 30% mức lương cơ sở.
Do đó, số tiền chế độ dưỡng sức chi trả cho lao động nữ sinh mổ được xác định như sau:
– Sinh mổ 01 con:
Tiền dưỡng sức khi sinh mổ = 30% x Mức lương cơ sở x 07 ngày
– Sinh mổ từ 02 con trở lên:
Xem thêm : Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng
Tiền dưỡng sức khi sinh mổ = 30% x Mức lương cơ sở x 10 ngày
Mặc dù số ngày nghỉ dưỡng sức do phía doanh nghiệp quyết định nhưng tiền chế độ sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (theo Mẫu 01B-HSB) gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm cơ sở thanh toán tiền chế độ cho người lao động sinh mổ.
Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội đã nêu rõ điều kiện nghỉ dưỡng sức phụ hồi sức khỏe sau thai sản là phải đã nghỉ hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản và quay trở lại làm việc mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục.
Do đó, trường hợp đi làm sớm khi chưa hết thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ không được nhận tiền dưỡng sức.
Quy định như vậy là hợp lý bởi chế độ nghỉ dưỡng sức được ghi nhận nhằm giúp lao động nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi khi sức khỏe còn yếu. Trong khi đó, lao động nữ đi làm sớm thì đã phải có giấy xác nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để đi làm.
Với tình hình sức khỏe ổn định, đảm bảo để làm việc thì lao động nữ đi làm sớm không cần thiết hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Sinh mổ được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày?” Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…