Categories: Tổng hợp

CHẾ ĐỘ THAI SẢN TỪ 2018 CÓ THÊM 8 ĐIỀU LUẬT BỔ SUNG

Published by

Chế độ thai sản 2018 mới nhất không chỉ áp dụng khi bà mẹ sinh mà là từ ngày đầu tiên biết mình có thai. Điều đó có nghĩa là chế độ thai sản mới nhất sẽ bao gồm suốt thời gian mang thai và nghỉ thai sản các tháng sau sinh.

Trong chế độ nghỉ thai sản mới nhất, cả bố và mẹ khi sinh con trong năm 2018 đều sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Cụ thể cho mẹ:

  • Thời gian áp dụng chế độ thai sản: Có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:

  • Thời gian bầu bì thì mẹ sẽ được nghỉ việc để được đi khám thai 5 lần. Mỗi lần như vậy sẽ được nghỉ 1 ngày công. Nếu mẹ bầu nào ở những vùng sâu, vùng xa thì sẽ được nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

  • Trong thời gian thai kỳ 40 tuần, nếu có biến chứng: Sẩy thai, sinh non thai chết lưu,… sẽ xếp hết vào trường hợp đặc biệt. Và trường hợp này sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:

    • Dưới 1 tháng nếu sẩy thai: Nghỉ phép 10 ngày;

    • Từ 1-3 tháng nếu sẩy thai: Nghỉ phép 20 ngày;

    • Từ 4- 5 tháng nếu sẩy thai: Nghỉ phép 3-6 tháng;

    • Từ 6 tháng nếu sẩy thai: Nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.

Lưu ý: Trong số các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.

CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH CON ĐƯỢC HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Mức trợ cấp thai sản

  • Mẹ sinh con xong được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liên tiếp trước đó khi sinh. Ngoài ra, còn có cả trợ cấp một lần khi sinh con và nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương là với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.
  • Từ ngày 01/7/2017, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (tức là trợ cấp thai sản) đã tăng hơn 7,4%. Theo đó, từ ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng (Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP) nên tiền trợ cấp thai sản cũng được điều chỉnh tăng theo cho phù hợp (Căn cứ Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014). Điều đó có nghĩa là nếu có thay đổi về mức lương cơ sở trong giữa năm 2018 thì tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục điều chỉnh tăng theo để phù hợp với thay đổi mới nha các mẹ.

Thời gian nghỉ phép

  • Các mẹ được nghỉ tổng cộng 6 tháng trước và sau sinh. Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Với những trường hợp đặc biệt thì cụ thể thế này:
  • Đa thai: Nếu mẹ nào có con thứ 2 trở đi sẽ được tính thêm 1 tháng/ 1 bé vào thời gian nghỉ.
  • Nghỉ thêm: Nếu mẹ có nhu cầu nghỉ thêm có thể xin nghỉ phép và không hưởng lương.
  • Làm việc sớm: Nếu mẹ có đủ sức khỏe để quay lại làm việc trước thời gian nghỉ phép thì hiển nhiên vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định, ĐỒNG THỜI được nhận thêm tiền lương cho những ngày làm việc mà mình đáng được trả lương.
  • Là giáo viên nghỉ thai sản dịp hè: Theo đúng quy định nhà nước, nếu giáo viê nghỉ đúng vào tháng hè thì được nghỉ bù thêm 2 tháng. Hiểu nôm na, người ta nghỉ thai sản 6 tháng thì mẹ làm giáo viên rơi vào trường hợp này sẽ được nghỉ 8 tháng, nhưng bảo hiểm sẽ không chi trả 2 tháng hè này đâu mẹ nhé!

Hỗ trợ sau khi sinh

  • 30 ngày kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản tháng, mẹ có quyền:
    • Nhận 30% lương tối thiểu/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà nếu xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe;
    • Nhận 40% lương tối thiểu/ngày nếu nghỉ tại cơ sở làm việc.
  • Trong năm làm việc sẽ được nghỉ thêm với quy định như sau:
    • Trường hợp bình thường: Nghỉ 5 ngày/ năm;
    • Trường hợp sinh mổ: Nghỉ tối đa 7 ngày/ năm;
    • Trường hợp mang đa thai: Nghỉ tối đa 10 ngày/ năm.

8 ĐIỀU LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI MỚI BỔ SUNG VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN NĂM 2018

1. Luật bảo hiểm xã hội bổ sung chế độ thai sản cho người chồng:

  • Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội: Lúc này nếu vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con. Ngoài ra, chồng đóng BHXH khi vợ sinh con thì cũng được nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày cho phép theo chế độ thai sản. Cụ thể số ngày nghỉ như sau:
    • Nghỉ 5 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường;
    • Nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;
    • Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;
    • Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

  • Theo quy định, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc. Cái này là điểm khác so với quy định trước đây là áp dụng trong 1 năm nha các mẹ. Em ví dụ nhé: Nếu mẹ có thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ cuối năm 2017 chuyển tiếp sang đầu năm sau, năm 2018 thì thời gian nghỉ đó thì vẫn được tính cho năm trước nếu theo quy định trước đây. Nhưng giờ thì căn cứ 30 ngày đầu làm việc thôi ạ.
  • Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày sẽ được quy định chung là bằng 30% số mức lương cơ sở. Còn trước đó là chỉ được hưởng có 25% thôi nha các mẹ. Cái này mẹ nào lương cao thì mức tăng cũng đáng kể lắm á!
  • Ngoài ra, nếu mẹ là giáo viên hay giảng viên có dịp nghỉ hè theo đúng quy định nhà nước mà sinh đúng vào tháng hè thì bạn sẽ được nghỉ bù thêm 2 tháng nữa. Có nghĩa là nghỉ tổng cộng 8 tháng nhưng BHXH sẽ không tính lương cho 2 tháng nghỉ bù.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ mất hoặc con mất

Sinh con xong mà không may con mất thì theo quy định được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (còn áp dụng đến năm 2018) về trợ cấp một lần khi sinh con:

  • “Điều 38: Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
  • Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”.
  • Vậy nên, trường hợp mất con sau sinh, mẹ sẽ được nhận một khoản trợ cấp bằng 02 lần lương cơ sở.
  • Ngoài ra, sau khi sinh con mà sức khỏe của người mẹ còn yếu thì có thể được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (còn áp dụng đến năm 2018) như sau:
  • Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1. Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Trường hợp mẹ mất sau khi sinh:

  • Theo quy định của pháp luật, trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.. Mức hưởng chế độ thai sản sẽ tính bằng mức bình quân 06 tháng liền kề mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. Trường hợp, cha mới tham gia BHXH mà chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ tính trên mức bình quân tiền lương đóng BHXH những tháng đã đóng BHXH của cha.
  • Nếu mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha hay người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi và nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương đó cũng còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

4. Đi làm trước hạn

Quy định mới về đi làm trước hạn sẽ được NÂNG thời gian sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên tăng lên ít nhất là 4 tháng. Luật mới cũng quy định rõ người nghỉ thai sản cần phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý thì bạn mới được nghỉ. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc đó thì mẹ nào đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.

5. Chế độ sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu

Trong trường hợp sẩy thai,hay nạo hút thai hoặc thai chết lưu,thì các lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày Còn nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi thì bạn được nghỉ 40 ngày. còn nếu thai từ 13 tuần – 25 tuần tuổi thì nghỉ 50 ngày nếu thai của bạn từ 25 tuần tuổi trở lên.

6. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh như sau: khi con đủ 4 tháng tuổi trở lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi đều phải đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.
  • Nếu phải ngưng việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.
  • Nếu đủ điều kiện đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Đặc biệt, bổ sung thêm trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

8. Thai sản cho người mang thai hộ

Từ 1-1-2016 khi có Luật BHXH mới thì chính sách cho người mang thai hộ mới bắt đầu được áp dụng. Cụ thể:

  • Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai hay nạo hút và thai chết lưu… tính từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ thì cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng thời gian đó phải không được vượt quá 6 tháng.
  • Nếu từ ngày sinh con đến thời điểm giao con mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đầy đủ 60 ngày, trong đó đã bao gồm luôn cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
  • Ngoài ra, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi như những bà mẹ kháC.

This post was last modified on 17/02/2024 22:34

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago