Phụ nữ đạp xe có tốt không? Đó là thắc mắc thường gặp của không ít chị em trước khi bắt đầu tập luyện bộ môn thể thao này. Hãy đọc bài viết sau của Xedap.vn để tìm câu trả lời chính xác nhé!
- Chó bị bệnh đường ruột do nguyên nhân gì? Cách chữa trị sao cho hiệu quả?
- Từ ngày 22/10, người mua xe ô tô, xe máy cần biết mức lệ phí đăng ký và cấp biển số xe lần đầu
- Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không?
- LỰA CHỌN NGƯỜI HỢP TUỔI ĐỂ KẾT HÔN CHO NGƯỜI SINH NĂM 1999
- Sau sinh bao lâu được ăn canh chua? Mẹ cần kiêng trong bao lâu?
1. [Giải đáp] Phụ nữ đạp xe có tốt không?
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà hoạt động đi xe đạp mang lại cho phái đẹp:
Bạn đang xem: Phụ nữ đạp xe có tốt không? 8 lợi ích không thể bỏ qua
– Giữ gìn vóc dáng: Xây dựng thói quen đạp xe đều đặn 30 – 60 phút mỗi ngày giúp phụ nữ đốt cháy mỡ và calo dư thừa hiệu quả. Qua đó, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm cân một cách an toàn.
– Tăng cường đề kháng: Trước thắc mắc phụ nữ đạp xe đạp có tốt không, bạn dễ dàng nhận thấy rằng nếu đạp xe đúng tư thế thì tất cả bộ phận của cơ thể đều có điều kiện vận động nhịp nhàng. Qua đó, cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường đào thải chất độc để phái đẹp luôn khỏe mạnh, cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
– Thư giãn tinh thần: Đi xe đạp hàng ngày có tác dụng làm chậm quá trình sản sinh hormone căng thẳng cortisol và tăng cường sản xuất hormone hạnh phúc endorphin. Nhờ vậy, phái nữ luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
– Giảm lão hóa: Phụ nữ có nên đi xe đạp không? Nếu duy trì thói quen đạp xe đạp mỗi ngày thì quá trình sản xuất collagen tự nhiên được đẩy mạnh, giúp da căng bóng, sáng khỏe và giảm thiểu nếp nhăn xuất hiện.
Xem thêm : 1 lá, (1 Man) Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? (06/05/2021)
– Cải thiện tuần hoàn máu: Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy việc đạp xe khoảng 30 – 40 phút/lần và 3 – 4 lần/tuần có tác động tích cực đến hoạt động lưu thông máu từ tim đến các cơ quan và ngược lại.
– Nâng cao hoạt động não bộ: Trong lúc đạp xe, lưu lượng máu lên não tăng lên 28 – 70%, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và ghi nhớ tốt hơn.
– Cải thiện đời sống tình dục: Tạp chí Y học Giới tính cho biết, nếu một người đạp xe khoa học thì chất lượng “cuộc yêu” và cảm giác thỏa mãn được cải thiện đáng kể.
– Hồi phục sức khỏe sau sinh: Đối với phụ nữ sinh thường có thể bắt đầu đạp xe ở giai đoạn sau sinh 2 – 3 tháng để giảm cân, giữ dáng và tăng cường trí nhớ. Còn phụ nữ sinh mổ muốn đạp xe để rèn luyện sức khỏe thì cần cho cơ thể nghỉ ngơi sau khoảng 4 tháng và chỉ tập luyện trong khoảng 10 – 20 phút/ngày.
2. Hướng dẫn cách đạp xe an toàn, hiệu quả cho phái đẹp
Đối với các chị em bắt đầu tập đạp xe, hãy “bỏ túi” ngay kinh nghiệm đạp xe hữu ích bên dưới:
- Lựa chọn mục tiêu và lập kế hoạch tập luyện vừa sức, bắt đầu từ dễ đến khó và từ đơn giản đến phức tạp để đảm bảo hiệu quả luyện tập cao nhất.
- Khởi động kỹ càng, giãn cơ đúng cách và chủ động tìm hiểu trước cách đạp xe đúng chuẩn, nhằm tránh cảm giác đau mỏi cũng như chấn thương không mong muốn cho người lái.
- Chọn mua xe đạp thể thao phù hợp với chiều cao và nhu cầu sử dụng.
3. Một số thắc mắc thường gặp khác
Xoay quanh vấn đề phụ nữ đạp xe có tốt không, phái đẹp còn rất nhiều câu hỏi khác như:
3.1. Thời điểm nào trong ngày lý tưởng nhất để đạp xe?
Xem thêm : Quy định về chế độ nghỉ phép, số ngày nghỉ ốm của giáo viên
Hai thời điểm tốt nhất trong ngày để đạp xe là buổi sáng sớm (từ 7 giờ đến 9 giờ) và buổi tối (từ 19 giờ đến trước 21 giờ). Bởi lẽ, đi xe đạp buổi sáng giúp trí não hoạt động hiệu quả và tăng cường trao đổi chất, từ đó cho bạn một khởi đầu ngày mới tỉnh táo hơn. Còn tập luyện xe đạp buổi tối hỗ trợ giải phóng năng lượng tiêu cực suốt ngày dài và tăng lưu thông máu, qua đó bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
3.2. Phụ nữ có nên đi xe đạp vào ngày đèn đỏ hay không?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ vẫn có thể đi xe đạp với cường độ nhẹ nhàng, cụ thể là 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Bởi, hoạt động này có tác dụng kích thích lưu thông máu để phụ nữ cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống và tinh thần sảng khoái hơn.
3.3. Phụ nữ mang thai có nên đạp xe đạp mỗi ngày?
Nếu đạp xe đúng cách, đúng cường độ thì phụ nữ mang thai có khả năng giảm thiểu nguy cơ tăng cân quá mức và tiểu đường thai kỳ. Thêm vào đó, đi xe đạp còn giúp tăng sức mạnh vùng xương chậu và cơ hông, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
3.4. Đối tượng nào nên tránh đạp xe?
Một số đối tượng không nên đạp xe là người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm cơ xương – khớp nặng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương… Vì đi xe đạp có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Hy vọng với giải đáp thắc mắc phụ nữ đạp xe đạp có tốt không trong bài viết, bạn có được những thông tin hữu ích về công dụng của bài tập đạp xe, đồng thời “bỏ túi” kinh nghiệm hữu ích để đạp xe đúng cách và khoa học.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp