Categories: Tổng hợp

Hướng dẫn tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023

Published by

1. Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)

Căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Thông tư 133/2016/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) áp dụng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

1.1. Ý nghĩa của tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)

– Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ở những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.

– Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Hướng dẫn tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

1.2. Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)

– Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,…); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.

– Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

+ Chi phí nhân công trực tiếp;

+ Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);

+ Chi phí sản xuất chung.

– Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ thì không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

– Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

1.3. Những chi phí không hạch toán vào tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)

Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí sau:

– Chi phí bán hàng.

– Chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Chi phí tài chính.

– Chi phí khác.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Chi đầu tư xây dựng cơ bản.

– Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.

2. Nguyên tắc chung về chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngoài những nguyên tắc kế toán trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tài khoản 154 còn phải tuân thủ những nguyên tắc chung về chế độ kế toán được quy định tại Điều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

– Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì được áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 (Phần 2)

This post was last modified on 03/05/2024 00:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/7/2024 theo năm sinh: Xem SỐ CÁT giúp bạn ĐẮC TÀI

Con số may mắn hôm nay 7/6/2024 theo năm sinh: Xem CON SỐ MAY MẮN…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 6/7/2024 của 12 con giáp: Dần chăm chỉ, Dậu quyết tâm

Tử vi thứ bảy ngày 6 tháng 7 năm 2024 của 12 con giáp: Hổ…

7 giờ ago

Chia buồn với 4 con giáp vướng đủ xui xẻo, cuối tuần này (6-7/7) vận trình lao dốc

Xin chia buồn với 4 con giáp đang gặp nhiều xui xẻo, cuối tuần này…

10 giờ ago

Mệnh Thủy hợp với nghề gì, chọn nghề gì để sự nghiệp thuận lợi, nhanh chóng phát tài phát lộc?

Người mệnh Thủy phù hợp với nghề nghiệp nào? Nên chọn nghề nghiệp nào để…

11 giờ ago

Tháng 6 âm hữu DUYÊN quý nhân, 3 con giáp LỘC tụ đầy nhà, thời điểm VÀNG mưu sự thắng LỚN!

Tháng 6 âm lịch có vận mệnh cao quý, 3 con giáp MAY MẮN tụ…

13 giờ ago

Mùng 1 sớm mai mùng 2 đầu tháng 6 âm lịch, 4 con giáp hưởng trọn lộc trời, mọi sự hanh thông

Sáng sớm ngày 1 và ngày 2 tháng 6 âm lịch, 4 con giáp được…

16 giờ ago