Chi phí trả trước được biết đến là một trong những khoản khoản kinh phí mà công ty bỏ ra để mua các thiết bị hỗ trợ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu bạn đang muốn hiểu hơn về loại chi phí này cũng như cách hạch toán sao cho đúng quy định thì hãy cùng Trí Luật tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang xem: Chi phí trả trước là gì? Quy định về hạch toán chi phí trả trước
Chi phí trả trước là một khoản chi phí đã phát sinh trước đó mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để mua một CCDC hay một số tài sản khác nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán khác nhau.
Trong một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khoản chi phí trả trước. Thông thường, dựa vào thời gian sử dụng, chi phí trả trước của mỗi doanh nghiệp sẽ được phân chia thành 2 loại chính là chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.
Đây là khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong 1 năm tài chính hay 1 chu kỳ kinh doanh.
Một số chi phí hoặc nghiệp vụ liên quan đến chi phí trả trước ngắn hạn:
Xem thêm : Trà gạo lứt hoa cúc có tác dụng gì với sức khỏe?
Chi phí trả trước dài hạn là khoản chi phí của doanh nghiệp đã phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn 1 chu kỳ (thông thường tính từ thời điểm trả trước). Bên cạnh đó, lợi thế kinh doanh và lợi thế thương mại còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo thì cũng được xem là chi phí trả trước dài hạn.
*** Thông tin thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc tính và phân bổ các khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán phải được căn cứ vào tính chất và mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
Đồng thời, kế toán phải theo dõi chặt chẽ và chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.
Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, nếu thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì nó được xem là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Đồng thời, phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm đó.
Xem thêm : Mách bạn cách chữa nấm cho mèo hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí trả trước – 242 bao gồm bên nợ (các khoản phát sinh trong kỳ) và bên có (các khoản đã tính và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ). Cách hạch toán chi phí trả trong kế toán theo bảng dưới đây:
*** Có thể bạn cần biết: Giải thể doanh nghiệp là gì?
Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán chi phí trả trước như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo qua ví dụ sau đây:
Ví dụ: Phòng kế toán của công ty TNHH ZXY có mua 10 cái ghế xoay với đơn giá chưa thuế là 200.000 đồng/cái. Được biệt VAT là 10%, tổng tiền thanh toán là 2.200.000 đồng. Khi nhận hàng, công ty XYZ sẽ thanh toán bằng tiền mặt. Giả sử công ty mua về không nhập kho mà sử dụng luôn.
Vậy khi hạch toán chi phí như sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chi phí trả trước là gì cùng cách hạch toán trong kế toán. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và cần hỗ trợ thêm trong việc lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, hãy liên hệ đến Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 13:23
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…