Categories: Tổng hợp

Xét nghiệm định lượng Ferritin là gì? | PK BV Đại học Y Dược 1

Published by

Xét nghiệm định lượng ferritin đánh giá lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Định lượng ferritin huyết thanh được sử dụng để chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu sắt hoặc thừa sắt liên quan đến một số tình trạng hoặc bệnh lý.

1. Xét nghiệm định lượng Ferritin là gì?

Tế bào hồng cầu cần sắt để sản xuất đủ hemoglobin giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Sắt cũng cần thiết cho gan, tủy xương, cơ bắp. Sắt đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và an toàn thai kỳ của phụ nữ.

Ferritin là một loại protein giúp dự trữ sắt trong cơ thể, thường tích trữ trong gan, tủy xương và lách. Khi cơ thể sử dụng sắt dự trữ, một lượng nhỏ ferritin rời khỏi tế bào và di chuyển vào máu. Xét nghiệm định lượng ferritin đo lượng ferritin trong máu để đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

Nồng độ ferritin sẽ giảm xuống trước khi xảy ra triệu chứng thiếu máu, do đó ferritin thấp là dấu hiệu cảnh báo thiếu máu. Thiếu máu có thể do chế độ ăn thiếu sắt, do mất máu hoặc do rối loạn hấp thu sắt.

Ngược lại, ferritin trong máu cao có thể gây tổn thương cho khớp, tim, gan và tuyến tụy. Thừa sắt có thể do bệnh hemochromatosis – một bệnh di truyền gây rối loạn dự trữ sắt, có thể dẫn đến bệnh gan, viêm khớp hoặc một số loại ung thư.

Định lượng ferritin đánh giá tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt

2. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng Ferritin là gì?

a. Kết quả bình thường

Phạm vi nồng độ ferritin bình thường có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và phương pháp thử nghiệm. Dưới đây là phạm vi tham khảo:

– Nam giới: 12-300 ng/mL (nanogram/mililit)

– Nữ giới: 12-150 ng/mL

– Trẻ em từ 6 tháng – 15 tuổi: 7-140 ng/mL

– Trẻ em từ 2 – 5 tháng tuổi: 50-200 ng/mL

– Trẻ em 1 tháng tuổi: 200-600 ng/mL

– Trẻ sơ sinh: 25-200 ng/mL

b. Kết quả bất thường

Nồng độ ferritin trong máu thấp cho thấy bạn có thể bị thiếu máu. Một số nguyên nhân thường gặp là:

– Thiếu máu do thiếu sắt.

– Phẫu thuật.

– Lọc máu.

– Bệnh lý ruột do viêm.

– Suy dinh dưỡng.

– Phụ nữ mất máu trong kỳ kinh nguyệt.

– Có thai.

Nồng độ ferritin trong máu tăng thường xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

– Viêm gan cấp.

– Xơ gan.

– Nhồi máu cơ tim cấp.

– Các thiếu máu khác không do thiếu sắt.

– Bệnh lý viêm mạn tính.

– Bệnh thận mạn.

– Bệnh hemochromatosis.

– Bệnh Hodgkin.

– Cường giáp.

– Bệnh lơ xê mi.

– Bệnh đa hồng cầu (polycythemia).

– Viêm khớp dạng thấp.

Tình trạng viêm nhiễm, bổ sung sắt bằng chế phẩm thuốc, huyết thanh có nồng độ lipid cao, mới truyền máu hoặc mới hiến máu đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm định lượng ferritin có thể được sử dụng độc lập, nhưng thường được kết hợp với một số xét nghiệm máu khác để chẩn đoán phân biệt các loại thiếu máu như:

– Xét nghiệm công thức máu toàn phần (đo lượng hemoglobin và hematocrit).

– Định lượng sắt huyết thanh để đo tổng lượng sắt trong huyết thanh.

– Độ bão hòa transferrin. Transferrin là protein mang ferritin đến các tế bào cần nó.

– Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) để đo lượng transferrin trong máu.

3. Cách thực hiện xét nghiệm định lượng Ferritin

Định lượng Ferritin được thực hiện như xét nghiệm máu khác

Xét nghiệm định lượng ferritin được thực hiện bằng cách sử dụng một kim tiêm nhỏ lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm được thực hiện trên huyết tương hoặc huyết thanh.

Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm ferritin là buổi sáng. Xét nghiệm này yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm.

4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm định lượng Ferritin?

Xét nghiệm định lượng ferritin được chỉ định nếu xét nghiệm công thức máu toàn phần cho thấy lượng hemoglobin hoặc hematocrit thấp, hoặc có các triệu chứng mà bác sĩ nghi ngờ liên quan đến tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt dưới đây:

– Da nhợt nhạt hoặc da sạm màu, da màu đồng;

– Thường xuyên mệt mỏi không giải thích được;

– Ù tai, hoa mắt, chóng mặt;

– Nhức đầu, đau đầu;

– Đau khớp;

– Đau bụng;

– Yếu cơ;

– Chu kỳ kinh nguyệt ngắn ;

– Chảy máu đường tiêu hóa;

– Phân có máu;

– Khó thở;

– Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp;

– Rụng tóc;

– Sưng lưỡi;

– Móng tay, móng chân giòn, dễ gãy.

Xét nghiệm có thể được sử dụng để sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt: phụ nữ trẻ tuổi, người ăn chay, người béo phì, trẻ đẻ non, trẻ nhẹ cân khi sinh.

Người đang điều trị thiếu sắt cần xét nghiệm định lượng ferritin để theo dõi đáp ứng điều trị và xác định khi nào có thể ngừng điều trị.

Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh gan, bệnh thận cũng có thể thực hiện xét nghiệm ferritin như một xét nghiệm định kỳ để kiểm tra dấu hiệu thừa sắt hoặc thiếu sắt.

This post was last modified on 11/03/2024 14:17

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago