Cách tốt nhất là nên dùng nhíp hoặc đầu kim để loại bỏ hầu hết các mảnh dằm như mảnh vụn gỗ, mảnh thủy tinh… tại nhà. Sẽ dễ dàng hơn khi mảnh dằm được loại bỏ trước khi da bắt đầu lành lại và việc lấy chúng ra sớm cũng như làm sạch vùng da bị đâm cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.
Bước đầu tiên cần làm là khử trùng kim hoặc nhíp bằng cồn, sau đó rửa tay hoặc phần da bị dằm đâm bằng nước ấm và xà phòng. Hãy trấn an trẻ rằng đây là việc hết sức bình thường và gần như tất cả những đứa trẻ đều phải trải qua việc này ít nhất một lần trong đời. Khi qua trình chuẩn bị đã hoàn tất, hãy đặt trẻ ngồi lên đùi hoặc nhờ một người khác giữ lấy trẻ trong khi người mẹ sẽ cố gắng lấy chiếc dằm ra khỏi da bé. Nếu phần nhô ra khỏi da của chiếc dằm đủ lớn, các ông bố bà mẹ có thể dùng nhíp kẹp nhẹ phần gốc (nơi nó trồi lên khỏi da) và kéo thẳng ra ngoài, lưu ý cần kéo chúng ra theo cùng hướng mà chúng đâm vào để hạn chế tối đa tổn thương ở khu vực đó. Trong trường hợp phần nhô ra khỏi da của mảnh dằm không đủ lớn để một chiếc nhíp có thể kẹp được, đừng nên cố gắng bởi bạn hoàn toàn có thể làm gãy mảnh dằm và khiến mảnh dằm nằm hoàn toàn trong da của bé.
Bạn đang xem: Làm thế nào để loại bỏ mảnh dằm đâm vào tay trẻ?
Xem thêm : Cha mẹ bán đất có cần chữ ký của con?
Trong trường hợp chiếc dằm đâm hoàn toàn vào da và không có mảnh nào nhô ra ngoài, các ông bố bà mẹ hãy sử dụng phương pháp kim đã khử trùng:
- Ngâm vùng da đó trong nước ấm trong vài phút để làm mềm da – trừ khi đó là dằm gỗ bởi dằm gỗ được ngâm trong nước ấm có thể phồng lên và khiến quá trình cố gắng loại bỏ chúng trở nên khó khăn.
- Dùng kim nhẹ nhàng tạo một đường rạch trên da ở ngay trên phần mà chiếc dằm đâm vào và nhẹ nhàng lấy chiếc dằm ra bằng nhíp đã được khử trùng thông qua đường rạch đó.
Mặt khác, nếu một chiếc dằm rất nhỏ nhô ra, các bậc cha mẹ có thể lấy nó ra mà không cần dùng kim hoặc nhíp bằng cách:
- Ấn mạnh một miếng băng dính vào chỗ đó sau đó nhấc nó lên. Điều này thường sẽ có tác dụng với những mảnh vụ dễ vỡ – chẳng hạn như những mảnh dằm từ cây tầm gửi hay gai xương rồng.
- Bôi một lớp keo trắng lên phần da bị dằm đâm cũng có thể hữu ích trong trường hợp này. Để keo dính trong năm phút sau đó bóc nó ra. Hầu hết các mảnh vụn nhỏ sẽ được kéo ra ngoài theo lớp keo.
Xem thêm : ở nước ta chăn nuôi trâu chủ yếu ở
Sau khi đã lấy được chiếc dằm ra ngoài, các bậc cha mẹ nên rửa kỹ khu vực đó bằng xà phòng và nước ấm cho trẻ. Tiếp theo bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh lên đó và băng phần da đó lại bằng gạc tiệt trùng. Làm sạch khu vực bị dằm đâm và thoa lại thuốc mỡ vào lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp